Vết mổ sau sinh bị hở phải làm sao? Gợi ý mẹ cách chăm sóc an toàn và giúp vết mổ mau lành

Vết mổ sau sinh bị hở phải làm sao? Gợi ý mẹ cách chăm sóc an toàn và giúp vết mổ mau lành

Việc bị rách hay hở ở vết khâu sau sinh (khu vực giữa âm đạo và hậu môn) khá phổ biến, do sự chèn ép của đầu em bé khi cố gắng chui ra ngoài. Nếu mẹ biết cách chăm sóc vết khâu mổ và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ có ít nguy cơ gặp phải các biến chứng sau sinh.

Vết mổ sau sinh bị hở sẽ chia làm 4 cấp độ và mẹ sau sinh sẽ một khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày để lành lại. Vết mổ sau sinh bị hở luôn là mối lo lắng chung của nhiều chị em vì quá trình sinh nở phải đụng đến dao kéo để có thể lấy em bé ra một cách an toàn.

Tuy nhiên, việc phẫu thuật để giúp em bé ra đời không phải lúc nào cũng thuận lợi. Trong một vài trường hợp sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở vết mổ đẻ.

Chính vì thế, để giúp các chị em an tâm hơn phần nào về vết mổ sau sinh bị hở, một số thông tin hữu ích sau đây đến từ theAsianparent sẽ là điều mà mẹ không nên bỏ lỡ khi chăm sóc vết thương tại nhà.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ sau sinh
  • Vì sao vết thương sau khi mổ lại bị hở?
  • Cách xử lý vết mổ sau sinh bị hở các mẹ nên nắm rõ
  • Một số cách vệ sinh vết mổ tại nhà

vet-mo-sau-sinh-bi-ho

Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ sau sinh

Khi vết đẻ mổ có những dấu hiệu bất thường sau, bạn cần chú ý và đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Vị trí mổ bị sưng tấy và xuất hiện mủ.
  • Tụ dịch tại vết mổ: Đây là tình trạng có lớp dịch đọng lại trên hốc tạo thành do vết mổ cũ. Tình trạng này có thể gây ra rong huyết, thụ thai khó.
  • Vết mổ bị hở, có kèm dấu hiệu rỉ máu tại vết mổ hoặc phần thịt bên trong có vẻ lồi ra ngoài.
  • Vết mổ sau sinh bị đỏ
  • Phần vết mổ sưng tấy và có cảm giác nóng
  • Sản phụ bị sốt, sốt cao 39 – 40 độ, nhiều khi cảm thấy ớn lạnh.
  • Cảm thấy đau tức vùng bụng dưới đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau.
  • Sản dịch sau sinh có mùi hôi.
  • Vết mổ chảy mủ, dịch tiết từ vết mổ có mùi hôi.
  • Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ đẻ sẽ cao hơn, triệu chứng khi bị nhiễm trùng là tấy đỏ và tiết dịch có mùi hôi, vết mổ không liền sẹo được.

Có thể bạn chưa biết:

Vết mổ đẻ bị đau bên trong dữ dội và nếu có cảm giác cứng, đỏ kèm theo các biểu hiện như có nước chảy ra từ vết mổ, sốt cao hơn 38 độ C, mẹ sau sinh cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức vì có thể vết mổ đẻ đã bị nhiễm trùng, cần được can thiệp càng sớm càng tốt.

vet-mo-sau-sinh-bi-ho

Hở vết khâu tầng sinh môn

Tình trạng hở hoặc rách vết khâu tầng sinh môn sau sinh được chia làm 4 loại: rách độ 1 (chỉ rách phần da trên cùng); rách độ 2 (rách cả phần da và phần cơ của âm đạo); rách độ 3 (rách đến sát gần trực tràng và gây ảnh hưởng đến các mô âm đạo, da và các cơ tầng sinh môn); rách độ 4 (vết rách đã cắt vào đến các cơ của cơ vòng hậu môn) – tuy nhiên trường hợp này ít gặp.

Vì sao vết thương sau khi mổ lại bị hở?

Việc bị rách hay hở ở vết khâu sau sinh (khu vực giữa âm đạo và hậu môn) khá phổ biến, do sự chèn ép của đầu em bé khi cố gắng chui ra ngoài. Nếu mẹ biết cách chăm sóc vết khâu mổ và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ có ít nguy cơ gặp phải các biến chứng sau sinh.

Vết khâu sẽ tự lành lại trong vòng 2 đến 3 tuần và ổn định, phục hồi cảm giác sau khoảng 1 tháng. Hiện nay, để thuận tiện cho sản phụ sau sinh và không phải cắt chỉ thì các bác sĩ thường sử dụng các loại chỉ tự tiêu để khâu tầng sinh môn hoặc vết thương mổ đẻ.

Trên thực tế, không phải sản phụ sinh thường nào cũng thuận lợi trong quá trình vết khâu sau sinh lành lại. Nhiều trường hợp sẽ bị rách, bị hở và nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:

  • Quá trình vệ sinh vùng kín, tầng sinh môn và vết thương mổ chưa đảm bảo khiến cho vết thương khó có thể phục hồi.
  • Các mô mới tại vết thương bị yếu sau khi khâu lại nên dễ bị tổn thương và khiến cho chỉ khâu bị lỏng lẻo, đứt rời.
  • Thói quen sinh hoạt của sản phụ (thường ngồi lệch sang một bên, bế con sai tư thế, phải đi lại nhiều…).

Cách xử lý vết mổ sau sinh bị hở các mẹ nên nắm rõ

  • Dùng băng vô trùng để bảo vệ vết mổ trong 24-48 giờ sau phẫu thuật. Tuyệt đối không dùng băng này để tắm hoặc làm ướt.
  • Khi vết mổ bị hở thì hãy đắp vết mổ với gạc ẩm vô trùng và dùng băng vô trùng để che phủ.
  • Phải sử dụng kỹ thuật vô khuẩn và sử dụng băng vô trùng để thay băng vết thương.
  • Trước và sau khi thay băng phải rửa tay sạch sẽ.
  • Vệ sinh vùng kín sau khi sinh một cách khoa học
  • Sản phụ và gia đình cần tìm hiểu về cách chăm sóc vết thương và cách để nhận biết các dấu hiệu bất thường của vết mổ.
  • Khi vết mổ bị nhiễm trùng, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
  • Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mau hồi phục.

Một số cách giúp vết thương sau khi mổ mau lành

Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh

Nên:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, canxi
  • Bổ sung vitamin A, B,C để giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ.
  • Vitamin K và các yếu tố vi lượng giúp tạo máu và nhanh lành vết thương.
  • Protein để giúp làm liền sẹo và tránh tình trạng bị thiếu máu.
  • Uống nhiều nước để đủ cung cấp sữa cho con cũng như độ ẩm cho da để da hồng hào, căng mịn.
  • Nên ăn cháo loãng cho đến khi xì hơi được để tránh cho dạ dày phải hoạt động mạnh trong những ngày đầu sau sinh

Tránh:

  • Thực phẩm khó tiêu như cơm, phở,…
  • Thực phẩm gây dị ứng cho bạn trước khi sinh.
  • Rau muống, lòng đỏ trứng, đồ nếp có thể gây sẹo lồi nên mẹ cũng cần tránh.

Có thể bạn chưa biết:

Vận động nhẹ nhàng, vừa sức

Cần vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi sau sinh. Sau khi sinh cơ thể thường yếu, mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. Một mẹo nhỏ là mẹ nên nằm nghiêng sang một bên để tránh những cơn đau tử cung co thắt và tránh bị nôn.

Chăm sóc vết mổ một cách cẩn thận

Tuần đầu sau sinh thì các sản phụ sẽ được các bác sĩ chăm sóc và thay băng vệ sinh vết mổ. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau và co hồi tử cung để tránh bị nhiễm trùng vết mổ hay có các biến chứng nguy hiểm khác. 

Vết mổ sau sinh bị hở phải làm sao? Gợi ý mẹ cách chăm sóc an toàn và giúp vết mổ mau lành

Kết luận

Qua những thông tin đầy thú vị mà theAsianparent đã chia sẻ đến bạn đọc, chúng tôi mong rằng vết thương sau khi mổ của bạn sẽ nhanh chóng lành và không để lại sẹo.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm một kiến thức về việc chăm sóc cơ thể sau khi sinh hoặc chăm sóc vết thương sao cho mau lành thì có thể ghé thăm website của theAsianparent nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!