Vết mổ đẻ bị đau bên trong: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng này

Thông thường, vết thương của các chị em sinh mổ sẽ hồi phục sau khoảng hơn 3 tháng. Trong thời gian lành vết thương, một số mẹ bị tình trạng vết mổ đẻ bị đau bên trong. Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này? Cần lưu ý gì khi chăm sóc vết thương sau sinh mổ? Đọc bài viết của chúng tôi để được giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vết mổ đẻ bị đau bên trong vì hai nguyên nhân là: chỉ không tiêu hoặc tiêu không hết và tử cung bị dính vào ruột. Khi bị đau, mẹ nên đến bác sĩ để kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp. Ngoài ra, để vết mổ mau lành và không bị đau, mẹ nên chăm sóc vết mổ đúng cách, có chế độ ăn uống lành mạnh, không nên "yêu" với chồng quá sớm,...

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Nguyên nhân vết mổ đẻ bị đau bên trong
  • Cách ngăn ngừa tình trạng vết mổ đẻ bị đau bên trong
  • Những điều cần tránh sau mổ đẻ

Nguyên nhân vết mổ đẻ bị đau bên trong

Chỉ không tiêu hoặc tiêu không hết

Hiện nay, dùng chỉ tự tiêu để may vết mổ là phương pháp được sử dụng phổ biến. Thay vì phải đến bệnh viện cắt chỉ, chỉ sẽ tự tiêu sau 6 tuần. Tuy nhiên, một số mẹ không hợp với phương pháp này dẫn đến tình trạng đau nhức và nhiễm trùng vết mổ.

Bạn có thể chưa biết:

Nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh và cách ngăn ngừa cho mẹ bỉm

Vết mổ sau sinh bị đau nhói có đáng lo không, mẹ nên làm gì khi vết mổ bị đau?

Tử cung bị dính vào ruột

Đây là một trong những nguyên nhân khiến vết mổ đẻ bị đau nhói dữ dội sau sinh. Một khi hiện tượng này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và các cơ quan xung quanh. Vì vậy, mẹ cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tách chỗ ruột bị dính ra khỏi tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tử cung dính ruột là một trong những nguyên nhân làm vết mổ đẻ bị đau bên trong

Cách ngăn ngừa tình trạng vết mổ đẻ bị đau bên trong

Chăm sóc vết mổ đúng cách

Vệ sinh vết mổ thường xuyên, đúng cách là một trong những cách hạn chế nhiễm trùng vết thương và giúp vết mổ mau lành. Mẹ nên lau sạch người bằng nước ấm, tuyệt đối không ngâm mình trong nước quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến vết mổ. Sau khi tắm, bạn nên lau người sạch sẽ, thấm khô quanh vết mổ. Để giúp vết mổ mau lành và tránh nhiễm trùng, mẹ bỉm có thể sử dụng dung dịch betadin hoặc Povidine 10%.

Trong quá trình hồi phục, vết mổ thường gây ngứa và khó chịu nhưng bạn không nên gãi vì sẽ làm vết mổ lâu lành hơn. Ngoài ra, để giảm đau bụng trên vết sinh mổ và tránh những cơn co thắt từ tử cung, bạn nên nằm nghiêng khi nghỉ ngơi. Đồng thời, chọn những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi để hạn chế việc cọ xát và đụng chạm đến vết mổ.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong thời gian hồi phục, để vết đẻ mổ mau lành, mẹ cần bỏ sung nhiều loại thực phẩm chứa vitamin A, vitamin B và vitamin C như: cà rốt, bưởi, cam, quýt, bơ, bột yến mạch, ngũ cốc, thịt gia cầm,... Các vitamin này giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn các thực phẩm giàu vitamin K và các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, canxi để cầm máu, tạo máu và giúp vết mổ sớm lành. Một số thực phẩm giàu các dưỡng chất trên mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: trứng, sữa, dầu cá, cải bó xôi, các loại rau màu xanh đậm, nấm, các loại đậu,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đồng thời, mẹ cũng cần bổ sung các thực phẩm chứa protein để hình thành tế bào mới, tạo lớp da non nhanh và sớm lành vết mổ. Mỗi ngày, cơ thể mẹ sau sinh cần 200g protein từ các nguồn thực phẩm như: sữa, đậu, cá, thịt, trứng,...

Ngoài ra, sản phụ nên uống nhiều nước để vừa giúp sữa mau về vừa tránh tình trạng táo bón, đầy hơi, chướng bụng. Đặc biệt, uống nước còn là cách đơn giản giúp mẹ sau sinh mổ giảm đau hiệu quả.

Uống nước giúp mẹ sau sinh giảm đau và ngăn ngừa chứng đầy bụng, táo bón

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ sau sinh không nên chủ quan và cách chăm sóc để mẹ nhanh lành sau sinh mổ

Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau? Chăm sóc đúng cách để vết mổ nhanh lành

Những điều cần tránh sau mổ đẻ

  • Bưng bê hoặc nâng vật nặng: Ngoại trừ việc chăm sóc em bé hoặc các việc nhỏ có thể làm được, mẹ không nên mang hoặc bưng bê vật nặng 2 tuần sau sinh. Việc này nhằm hạn chế các áp lực lên vết mổ, làm vết mổ bị rách.
  • Quan hệ tình dục sớm: Sinh hoạt chăn gối với chồng quá sớm sẽ làm vết mổ bị chảy máu và viêm nhiễm. Vì vậy, bạn nên kiêng ít nhất là 6 tuần sau sinh hoặc lâu hơn để cơ thể có thời gian phục hồi và tránh làm tổn thương vết mổ.
  • Nịt bụng quá sớm: Nhiều mẹ sau sinh bị ám ảnh với ngoại hình không còn được thon gọn, nên muốn nhanh chóng lấy lại số đo vòng 2 như xưa. Tuy nhiên, bạn không nên nịt bụng quá sớm trong thời gian này vì vết thương chưa hoàn toàn lành hẳn. Đồng thời, nịt bụng sẽ chèn ép đến vết mổ và kéo dài quá trình hồi phục sau sinh. Vì vậy, khoảng 6 tuần sau khi sinh mổ, các mẹ có thể nịt bụng nhưng chỉ được nịt từ 1-3 giờ/ngày.

Ngoại trừ việc chăm sóc em bé, mẹ không được bưng bê vật nặng 2 tuần sau sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tóm lại, có hai nguyên nhân khiến vết mổ đẻ bị đau bên trong và mẹ nên đến bác sĩ để được kiểm tra, đồng thời có hướng xử trí phù hợp. Để vết mổ sớm lành và cơ thể nhanh hồi phục, chị em cần chú ý chăm sóc sức khỏe, cũng như có chế độ ăn uống phù hợp và nghỉ ngơi nhiều. Nếu có những triệu chứng bất thường xung quanh vết sinh mổ, sản phụ cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu đến vết mổ.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Nguyen Le