Tử cung của người mẹ cũng chính là “ngôi nhà” mà thai nhi lớn lên. Đối với người phụ nữ, tử cung bị tổn thương không chỉ ảnh hưởng đến “thiên chức” làm mẹ. Mà còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu tử cung không được chăm sóc tốt, người mẹ dễ bị đau lưng, thấp khớp, lão hóa da, rối loạn nội tiết tố. Nguy hiểm hơn nguy cơ mắc các bệnh như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư tử cung.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, tử cung được xếp vào danh sách cơ quan nội tạng của người phụ nữ. Tử cung là phần nằm ở trung tâm của xương chậu, ở giữa bàng quang và trực tràng. Đây là cơ quan có chức năng sinh sản và điều hành kinh nguyệt theo chu kỳ. Có rất nhiều yếu tố gây tổn thương đến tử cung của người phụ nữ.
Chính vì vậy, việc bảo vệ và tránh những tác nhân gây tổn thương tử cung là việc mà bất kỳ người phụ nữ nào đã trải qua sinh nở cũng đều nên làm. Dưới đây là các yếu tố có thể khiến tử cung bị tàn phá nặng nề. các bà mẹ nên biết để bảo vệ tử cung được khỏe mạnh nhất nhé!
1. ĂN UỐNG ĐỒ LẠNH
Thói quen ăn, uống đồ lành tưởng vô hại nhưng thực chất lại là mối nguy hại cho tử cung. Để tránh gây tổn thương tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, các mẹ nên hạn chế ăn hoặc uống các món lạnh.
Thực phẩm lạnh làm ảnh hưởng đến khả năng lưu thông khí huyết, kinh nguyệt cũng như sức khỏe của tử cung. Trong những ngày đèn đỏ, các mẹ nên chú ý giữ ấm và uống nhiều nước ấm để bảo vệ sức khỏe.
Nếu giữ gìn được điều này chuyện thụ thai trong suốt giai đoạn hoàng kim của độ tuổi sinh sản sẽ không phải quá lo ngại.
2. SINH MỔ
Theo quan niệm của một số người, mổ lấy thai có thể giúp phụ nữ không phải trải qua cơn đau khi chuyển dạ. Sinh mổ sẽ không mất quá nhiều thời gian và nằm trong ngưỡng chịu đựng của người mẹ. Điều này sẽ tốt trong một số trường hợp. Nhưng phần đa sinh mổ chủ động không hoàn toàn đơn giản như suy nghĩ của nhiều người. Thực tế, sinh mổ sẽ gây tổn hại nặng nề đến tử cung của người phụ nữ.
Trong quá trình mổ bắt thai có thể dẫn đến chảy máu đột ngột, thuyên tắc ối, nhiễm trùng. Còn chưa kể đến tác dụng phụ của gây mê, đe dọa đến cả tính mạng của mẹ và em bé. Ngoài ra, các biến chứng nguy hiểm hơn có thể gặp phải sau hậu phẫu là băng huyết, tổn thương đường ruột, sẹo nơi tử cung. Hơn nữa, thời gian phục hồi sau sinh mổ lâu hơn so với các bà mẹ sinh thường. Những vết sẹo nơi phần bụng hoặc tử cung không chỉ khiến mẹ khó chịu vì đau nhức. Mà còn ảnh hưởng đến lần sinh con tiếp theo.
3. PHÁ THAI
Theo một nghiên cứu khoa học, phá thai nhiều lần là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến các căn bệnh về tử cung. Thậm chí là vô sinh suốt đời. Nghiên cứu này cũng cho biết thêm, trong cuộc đời người phụ nữ không nên trải qua quá 3 lần nạo. Phá thai và trong năm không vượt quá 2 lần.
Người ta thường ví lớp niêm mạc tử cung như “đất”, nếu người phụ nữ phá thai càng nhiều lần sẽ làm lớp “đất” này càng ít màu mỡ đi. Sự can thiệp của các dụng cụ bằng kìm tác động vào nội mạc tử cung sẽ làm chúng mỏng đi, hậu quả là dễ bị kết dính nội mạc tử cung, sót thai, nhiễm trùng, vô kinh, đau bụng,… và những biến chứng dai dẳng khó khắc phục về sau.
4. QUAN HỆ SỚM SAU SINH
Thông thường cơ thể người phụ nữ sau sinh cần ít nhất 6 – 8 tuần để phục hồi kích thước tử cung và nội mạc tử cung cần ít nhất 8 tuần để tự lành những vết thương. Tuy nhiên, với các bà mẹ sinh mổ thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn.
Nếu cả hai quan hệ quá sớm sau sinh có thể dẫn đến tình trạng sưng nề, chảy máu và mắc bệnh phụ khoa. Hơn nữa, sau khi sinh, phụ nữ sẽ ít ham muốn “yêu” vì những biến chứng làm mẹ khó chịu và đau nhức.
Vì sức khoẻ của chính mình, các mẹ hãy chú ý đến những điều trên đây để có một tử cung khoẻ mạnh nhé!
-Ele Luong-
Tổng hợp thông tin từ: Internet
Hình ảnh: Internet
Các bài viết liên quan:
Chị em phụ nữ đã thực sự hiểu cơ thể mình? – 7 điều thú vị về cơ thể phụ nữ có thể bạn chưa biết!
Ung thư vú ở phụ nữ – Những đặc điểm nổi bật cần lưu ý
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!