Trẻ sơ sinh mấy tháng biết trắng hay đen? Có trẻ chỉ mất một tháng là đã biết là da trắng hồng hay da ngăm đen, nhưng cũng có trường hợp sau 1 năm vẫn chưa biết. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Tại sao người lớn thường thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết trắng hay đen?
- Tại sao khi mới sinh, nước da của trẻ lại xấu xí?
- Trẻ sơ sinh mấy tháng biết da trắng hay đen?
- Màu sắc làn da bé phụ thuộc điều gì?
- Làm thế nào để trẻ sơ sinh có nước da trắng hồng?
Tại sao người lớn thường thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết trắng hay đen?
Khi mang bầu, bà mẹ nào cũng con mình ra đời sẽ có nước da căng mọng và trắng như sữa, đôi mắt long lanh, môi đỏ hồng hào… như trên phim ảnh, tạp chí. Nhưng, có một sự thật là khi mới ra đời em bé nào cũng có nước da nhăn nheo và màu da đỏ hỏn.
Khắp mặt và người bé phủ một lớp màng mỏng, được biết đây là lớp bảo vệ bé khi còn trong tử cung của người mẹ. Không ít bà mẹ đã thú thật rằng từng “giật mình” khi thấy nước da của bé lúc mới sinh.
Tuy nhiên, đó chỉ là tình trạng tạm thời, khi lớn lên một chút thì da của bé sẽ đẹp hơn rất nhiều. Chính vì thế nên từ khi bé mới ra đời các ba mẹ, ông bà, người thân của bé liên tục thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết trắng hay đen là điều dễ hiểu.
- Không ít bà mẹ đã thú thật rằng từng “giật mình” khi thấy nước da của bé lúc mới sinh. (Nguồn ảnh: pexels.com)
Tại sao khi mới sinh, nước da của trẻ lại xấu xí?
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc bé mới sinh thường có nước da xấu “tạm thời”:
Da ngâm lâu trong nước ối
Nằm trong bụng mẹ, cơ thể của bé chìm trong nước ối toàn thời gian. Khi ra đời, bé đột ngột chuyển sang một môi trường mới, da bị mất nước nên chắc chắn bị nhăn nheo. Đây là chuyện rất bình thường.
Ba mẹ nên chú ý cho bé bú đủ bữa, cấp ẩm cho môi trường quanh bé, sau một thời gian rất ngắn da bé sẽ nhanh chóng căng bóng như những em bé trên bìa tạp chí.
Chất béo phôi thai
Trẻ khi mới sinh ra thường có một lớp màu trắng phủ khắp cơ thể gọi là chất béo phôi thai. Chất này bảo vệ bé ở môi trường nước trong bụng mẹ. Khi được sinh ra lớp chất béo này sẽ dần mất đi, khiến cho da bé trông có vẻ như nhăn nheo và bong tróc.
Hiện tượng da xấu “tạm thời” của bé sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Có nhiều bà mẹ thời gian đầu còn không dám khoe con trên mạng xã hội vì nhìn bé không được xinh xắn như con của những bà mẹ khác. Các mẹ đừng lo nhiều nhé, rất nhanh thôi bé sẽ lập tức đáng yêu còn hơn là những gì mẹ có thể tưởng tượng.
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết trắng hay đen?
Với mỗi bé thì thời gian biết được điều này sẽ khác nhau. Có bé chỉ mất một tháng là đã biết là da trắng hồng hay da ngăm đen. Nhưng cũng có bé đến một năm vẫn chưa xác định được.
Người ta thường nói trẻ sơ sinh thay đổi từng ngày. Thật vậy, để biết bé trắng hay đen không chỉ phụ thuộc vào gen di truyền của ba mẹ mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc sinh bé và môi trường sống của bé sau khi ra đời.
Cách nhận biết trẻ sơ sinh da trắng
Đa số các bé mới sinh có màu sắc da rất khác khi lớn lên. Có nhiều trẻ sơ sinh da đỏ, da trẻ sơ sinh nổi vân hoa, thậm chí da mặt có màu đỏ bầm, pha tím tái, bàn chân, bàn tay thì có vẻ hơi xanh.
Hiện tượng này xảy ra ở hầu như tất cả các trẻ sơ sinh và những màu sắc khó chịu này sẽ dần mất đi, màu sắc da của bé sẽ dần ổn định hơn theo thời gian.
Theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ, da trẻ lúc mới sinh càng đỏ hỏn thì sau này lớn lên da bé sẽ trắng hoặc da bé có xuất hiện vân hoa thì chắc chắn sau này sẽ trắng như bông. Chính vì thế, nếu hỏi theo kinh nghiệm dân gian thì bé sinh ra da đỏ sau có trắng không thì là có nhé mẹ.
Tuy nhiên, nhận định này chỉ mang tính chất tương đối và cũng chưa có tài liệu khoa học nào xác minh tính chính xác. Có một số bé mới sinh da xỉn màu, đen nhẻm nhưng lớn lên vẫn có làn da trắng hồng hào.
Màu sắc làn da bé phụ thuộc điều gì?
Làn da trẻ sơ sinh thay đổi từng ngày, nếu bỏ qua yếu tố lưu thông máu khi mới sinh thì sắc tố da được quyết định phần lớn do gen di truyền. Thông thường nếu cả bố mẹ đều trắng thì khả năng sinh con ra trắng trẻo sẽ cao hơn, tuy nhiên điều này không đúng trong mọi trường hợp. Ngoài yếu tố di truyền, màu sắc da của em bé còn chịu tác động của các nhân tố môi trường. Việc ăn uống khi mang thai tuy không chắc có giúp con có làn da trắng hay không nhưng có thể là nguyên nhân khiến con có làn da tối màu.
Các mẹ chỉ nên lấy những thông tin này để tham khảo và cũng đừng quá thất vọng nếu như làm đúng như vậy mà con vẫn không trắng. Ba mẹ nên nhớ quan trọng nhất vẫn là con lớn lên thông minh và khỏe mạnh, còn việc trẻ sơ sinh mấy tháng biết trắng hay đen chỉ là yếu tố phụ mà thôi.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!