Nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng là tình trạng khóc bất thường, lả người và bị tím tái. Dù đa số các trường hợp thường không có hiệu quả nghiêm trọng nhưng mẹ cần cẩn trọng bởi có thể đây là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh.

Vậy trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng biểu hiện như thế nào? Có nguy hiểm hay không? Bố mẹ nên xử lý như thế nào khi con gặp phải tình trạng này?

Biểu hiện cho thấy trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng

Khóc không ra tiếng còn được gọi là cơn khóc lặng ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi bé sợ hãi, giận dữ hoặc bị chấn thương nhẹ. Trẻ thường có biểu hiện hít một hơi rồi nín lặng, không thở ra.

Khoảng 5% trẻ sơ sinh bị khóc lặng người không thành tiếng

Tiếp đó, miệng bé há rộng như muốn khóc to nhưng lại không ra tiếng. Đồng thời, các cơ ở vùng hầu họng bị co thắt làm bé lặng đi, người tím tái và có thể bị co giật tay chân nhẹ. Một số trường hợp trẻ còn bị ngất và sau đó cơ thể tự kích hoạt để hô hấp trở lại.

Trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng thường được chia làm 2 dạng:

  • Cơn xanh tím: Thường xuất hiện khi trẻ cảm thấy bực bội hay giận dữ, lúc này bé hít một hơi rồi nín thở và trở nên xanh tím.
  • Cơn nhợt nhạt: Trường hợp này ít xảy ra hơn, thường là do trẻ bị đau. Bé sẽ hít vào rồi nín thở, nhịp tim bé chậm lại, mồ hôi ra nhiều, da bé trở nên nhợt nhạt.

Cơn khóc lặng thường khiến bé bị xanh tím người

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tần suất và mức độ của các cơn khóc lặng ở trẻ sơ sinh thường khác nhau. Chúng có thể xảy ra vài lần trong một ngày hoặc chỉ vài lần một năm. Thường một cơn khóc này sẽ kéo dài ngắn khoảng 30 giây đến 1 phút.

Trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng có nguy hiểm hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, phần lớn các cơn khóc lặng ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm và không để lại hiệu quả. Đa số các trường hợp khóc lặng sẽ hết khi trẻ được 4-8 tuổi.

Phần lớn nguyên nhân xâu xa của cơn khóc lặng ở trẻ sơ sinh chưa rõ nguyên nhân. ⅓ trường hợp là do tiền sử gia đình. Một số trẻ khóc lặng do bị thiếu máu, thiếu sắt.

Nguyên nhân trẻ khóc không thành tiếng có thể do bệnh tim bẩm sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, không được điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng thậm chí gây tử vong. Không ít trường hợp trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng là do mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc động kinh.

Nếu trẻ bị động kinh thì ngoài những cơn khóc lặng trẻ còn có các biểu hiện sau:

  • Trẻ bị co giật và xanh tím trong – sau cơn cơ giật. Lưu ý trẻ sẽ không bị xanh tím trước co giật nếu là cơn khóc lặng thông thường.
  • Trẻ đại tiện không tự chủ.
  • Cơn co giật do động kinh có thể xảy ra ngay cả khi bé ngủ. Trong khi đó trẻ co giật do khóc lặng chỉ xuất hiện khi còn thức và tỉnh táo.

Cách xử lý khi trẻ khóc lặng tốt nhất

Khi trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng và trở nên tím tái, rất nhiều bậc cha mẹ sẽ trở nên hoảng loạn, lo lắng. Nhưng điều tốt và đúng đắn nhất nên làm là phải bình tĩnh đặt bé nằm nghiêng và theo dõi. Hãy nhớ cơn khóc lặng sẽ thường kết thúc trong vòng 1 phút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không đưa bất kỳ thứ gì vào miệng bé, kể cả ngón tay để thông đường thở. Nếu trẻ bị co giật hãy giữ đầu, tay và chân của bé để tránh va đập vào vật cứng.

Không lắc, lay gọi hay hắt nước vào bé với mục đích giúp bé tỉnh hay ngừng cơn khóc lặng.

Đối với những trẻ lớn hơn, cách xử lý khi trẻ khóc lặng là không củng cố hành vi này. Hãy đối xử với trẻ bình thường, không để ý quá nhiều, không phạt hay thưởng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số việc cần làm giúp hạn chế tối đa việc trẻ khóc không thành tiếng

  • Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc.
  • Tránh làm bé cháy giận quá mức, tìm cách đánh lạc hướng khi bé bực bội
  • Nếu bé hoảng sợ hãy ôm bé, giúp bé cảm thấy được an toàn
  • Nếu bé phải đi tới một một trường hoàn toàn mới. Hoặc sắp phải đối mặt với điều bé không thích, sợ hãi hãy trấn an. Mẹ giải thích cho bé để tránh sự thay đổi đột ngột, không bị sợ hãi quá mức.
  • Xử lý các cơn nóng giận của bé một cách khéo léo, không được nhượng bộ vì sợ bé lên cơn khóc lặng. Bởi như vậy sẽ khiến bé nổi nóng thường xuyên hơn.

Vỗ về khi trẻ bị hoảng loạn hoặc sợ hãi để phòng ngừa cơn khóc lặng

Cần phải đi khám bác sĩ khi tình trạng diễn ra với tần suất dày

Đối với trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng với tần suất nhiều lần thì phải đi khám bác sĩ ngay. Bé sẽ được đo điện tâm đồ để biết trẻ có mắc các vấn đề về tim mạch hay không.

Với các cơn khóc lặng xảy ra nhiều hơn 1 lần một tuần cần phải đi khám để phát hiện sớm tình trạng thiếu sắt. Nếu trẻ bị co giật, cứng đơ hơn 1 phúc và mất một lúc mới hồi tình thì phải kiểm tra kỹ để phát hiện sớm bệnh lý về thần kinh.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng. Khi trẻ gặp phải bất kỳ tình trạng bất thường nào thì điều đầu tiên là cha mẹ nên bình tĩnh và theo dõi biểu hiện của bé. Tiếp theo hãy đưa bé đi thăm khám kỹ để có hướng xử lý đúng đắn, kịp thời.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen