9 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay xì hơi giúp mẹ an tâm khi chăm con

Nếu ngậm ti mẹ, trẻ có thể nuốt quá nhiều không khí. Lượng không khí này tạo thành bong bóng trong ruột khiến bé xì hơi thường xuyên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay xì hơi là gì? Có phải bé đang bị đau bụng không? Cơ thể trẻ sơ sinh chứa nhiều khí nên các triệu chứng như xì hơi, ợ hơi và đi ngoài là điều rất phổ biến. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết 9 lý do trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều:

  • Hệ tiêu hóa chưa phát triển
  • Mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể
  • Tư thế cho con bú sai
  • Thức ăn thô
  • Khóc liên tục
  • Mẹ bị đầy hơi
  • Không dung nạp lactose
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Dùng kháng sinh

1. Hệ tiêu hóa chưa phát triển

Hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này còn non nớt và chưa phát triển. Khi bú hoặc ăn thức ăn đặc, hệ tiêu hóa không tiêu hóa thức ăn đúng cách. Kết quả là khí bị mắc kẹt trong ruột gây đau. Đây là một trong những lý do trẻ sơ sinh hay xì hơi. Khi bé lớn lên và hệ tiêu hóa dần hoàn thiện hơn, tình trạng này sẽ giảm.

Khám phá thêm:

Hệ tiêu hóa còn non nớt khiến bé bị đầy hơi

2. Mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể

Trẻ sơ sinh được sinh ra với đường ruột hoàn toàn sạch. Điều này có nghĩa là chúng không có men vi sinh hoặc vi khuẩn tốt. Những vi khuẩn này sẽ xử lý các chất dinh dưỡng trong thức ăn để các enzym tiêu hóa. Vì không có vi khuẩn tốt nên trẻ sơ sinh phải mất vài tháng để tiêu hóa sữa mẹ hoặc sữa công thức đúng cách. Đây cũng chính là nguyên nhân bé hay xì hơi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Tư thế cho con bú sai

Nếu ngậm ti mẹ, trẻ có thể nuốt quá nhiều không khí. Lượng không khí này tạo thành bong bóng trong ruột khiến bé xì hơi thường xuyên. Cách để giúp bé không nuốt quá nhiều không khí là cho con bú lần lượt hai bên vú. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử đặt em bé ở tư thế thẳng trong khi cho con bú. Điều này sẽ giúp số lần xì hơi của bé giảm.

4. Thức ăn thô

Nhiều trẻ bị đầy hơi khi bắt đầu ăn thức ăn thô. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và chỉ quen với sữa mẹ nên thức ăn thô sẽ buộc đường ruột của bé phải làm việc nhiều hơn. Kết quả là bụng bị đầy hơi khiến con thường xuyên xì hơi.

Thời điểm nên tập cho bé ăn thô: Giai đoạn bé được 7,8 tháng đến 1 tuổi là lúc bé sơ sinh có phản xạ nhai một cách tự nhiên. Đây là giai đoạn thích hợp nhất để tập cho bé ăn thô cũng như phát triển kỹ năng nhai nuốt của trẻ.

Nên tăng dần dần độ thô của thức ăn. Ví dụ khi ăn cháo: Tỷ lệ gạo 1: nước 10, nếu mẹ muốn tăng độ đặc lên hãy tăng lên 1,5-2 gạo: 10 nước… Cứ như vậy tăng dần lên cho bé.

Tăng độ thô thức ăn cho bé theo độ tuổi: Ba mẹ đừng chú ý đến số răng bé đã mọc được mà hãy chuyển đúng cấu trúc thức ăn cho bé theo độ tuổi. Cách này sẽ dễ dàng hơn, giúp con làm quen với mùi vị, cấu trúc và không biếng ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Khóc liên tục

Cuộc sống bên ngoài bụng mẹ là một thách thức đối với bé. Vì vậy, con sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc liên tục. Khi khóc, không khí có thể "xâm nhập" vào cơ thể khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị.

Khóc liên tục khiến không khí vào cơ thể nhiều làm bé bị xì hơi

6. Mẹ bị đầy hơi

Nếu ngửi thấy mùi lạ khi con xì hơi thì có thể là do loại thực phẩm bạn ăn vào cơ thể. Các loại thực phẩm gây đầy hơi là: tỏi, súp lơ, trứng, măng tây, khoai tây, gạo, bánh mì và mì. Nếu những thực phẩm này làm cho trẻ xì hơi quá nhiều, bạn cố gắng ngừng ăn chúng trong 3 ngày.

7. Không dung nạp lactose

Một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là do không dung nạp được lactose. Người lớn sản xuất enzyme lactase một cách tự nhiên để tiêu hóa các loại đường như lactose và galactose. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase để phân hủy đường. Điều này làm bé không dung nạp được lactose. Khi đường lactose chưa được tiêu hóa, nó sẽ đến ruột già, lên men và biến thành khí. Vì vậy, trong vòng hai giờ sau khi tiêu thụ lactose, trẻ sẽ quấy khóc và thường xuyên xì hơi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khám phá thêm:

8. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trẻ nôn trớ khi được cho ăn. Khi hơn 6 tháng tuổi, con sẽ ít bị nôn trớ hơn. Tuy nhiên, lượng nôn trớ bất thường trong giai đoạn này sẽ khiến bé quấy khóc và bị đầy hơi. Điều này làm bé xì hơi nhiều hơn.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trẻ nôn trớ khi được cho ăn

9. Dùng kháng sinh

Khi bị nhiễm trùng, trẻ cần dùng kháng sinh để chữa trị. Những loại thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt các vi khuẩn tốt có trong ruột. Điều này dẫn đến trẻ bị đầy hơi, xì hơi nhiều, thậm chí là tiêu chảy. Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh khi cho con bú, sữa mẹ có thể khiến bé xì hơi thường xuyên. Tuy nhiên, nếu con xì hơi có mùi hôi hoặc xì hơi không kiểm soát, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Bài viết trên đã cung cấp những nguyên nhân trẻ sơ sinh hay xì hơi. Nếu con có những triệu chứng bất thường, gia đình cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Theo theAsianparent Indonesia

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Le