Bỏ túi ngay cách phòng ngừa táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Việc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón có thể đến từ bệnh lý xuất phát từ cơ thể của bé. Có thể do tổn thương đường tiêu hóa hoặc dị tật bẩm sinh. Trường hợp dị tật bẩm sinh tuy hiếm thấy nhưng rất nguy hiểm ở trẻ do đại tràng phình to, suy giáp trạng. Các mẹ cần đưa trẻ đến ngay các bệnh viện nhi để kiểm tra chuẩn đoán và điều trị tránh trường hợp xấu nhất ở trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón có thể do trẻ không bú đủ sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước, do mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, ít chất xơ, nghèo dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi và ăn uống không hợp lý thì dưỡng chất trong sữa mẹ sẽ không dồi dào.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh
  • Nguyên nhân trẻ dưới 1 tháng tuổi bị táo bón
  • Cách phòng ngừa táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón không chỉ được bắt gặp ở người trưởng thành mà cả trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc chứng táo bón. Đây là tình trạng trẻ chậm đi tiêu hoặc ít đi tiêu, với biểu hiện như sau:

  • Trẻ bú sữa ngoài: Đối với trẻ uống sữa công thức thay sữa mẹ thì việc đi ngoài sẽ diễn ra khoảng 1 lần 1 ngày.
  • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Bé có thể đi ngoài nhiều hơn từ 2 đến 3 lần một ngày là bình thường.

Mẹ đã biết chưa?

Đối với trường hợp trẻ khoảng 2 ngày chưa đi ngoài nhưng nếu đi thì ra phân mềm xốp dể đi thì vẫn chưa được gọi là táo bón. Trường hợp từ 1 đến 2 ngày trẻ đi ngoài nhưng phân dính, cứng, keo lại và trẻ rặn khó khăn thì đó chính là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo bón là tình trạng dễ gặp ở nhiều trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị táo bón. Nhưng sau đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Trẻ bú không đủ

Việc trẻ bú không đủ sẽ khiến cơ thẻ trẻ bị mất nước. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính vừa là nguồn cung cấp nước cho cơ thể. Nếu như trẻ không bú đủ sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước và xảy ra tình trạng táo bón. Vì vậy mẹ nên chú ý các cử bú của trẻ và cho trẻ bú kịp thời. Tránh để trẻ đói, quấy khóc mới cho bú và dẫn dến táo bón ở trẻ.

Dinh dưỡng từ sữa mẹ

Trẻ sơ sinh cần nguồn dinh dưỡng để nuôi cơ thể chủ yếu đến từ nguồn sữa mẹ quý báu. Vì thế, chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé đặc biệt là tình trạng táo bón. Nếu mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, ít chất xơ, nghèo dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi và ăn uống không hợp lý thì dưỡng chất trong sữa mẹ sẽ không dồi dào. Dẫn đến không cung cấp đủ dinh dưỡng khi trẻ bú. Từ đó gây nên chứng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo bón do bệnh lý

Việc trẻ sơ sinh bị táo bón có thể đến từ bệnh lý xuất phát từ cơ thể của bé. Có thể do tổn thương đường tiêu hóa hoặc dị tật bẩm sinh. Trường hợp dị tật bẩm sinh tuy hiếm thấy nhưng rất nguy hiểm ở trẻ do đại tràng phình to, suy giáp trạng. Các mẹ cần đưa trẻ đến ngay các bệnh viện nhi để kiểm tra chuẩn đoán và điều trị tránh trường hợp xấu nhất ở trẻ.

Trẻ bú sữa công thức

Hiện nay không phải mẹ nào sau khi sinh con cũng sẽ có sữa. Nếu như mẹ bị tắc sữa thì bắt buộc phải cho trẻ bú sữa công thức để bù đắp dinh dưỡng kịp thời.

Đối với trẻ bú mẹ sẽ rất ít xảy ra tình trạng táo bón so với trẻ bú ngoài. Do hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ luôn được cân bằng. Nếu trẻ bú sữa mẹ nhưng không đi ngoài từ 1 đến 2 ngày thì khi đi phân vẫn sẽ xốp và dễ đi. Với sữa công thức, hàm lượng chất béo, chất đạm và các chất dinh dưỡng khác đều được tăng lên. Vì thế việc sử dụng sữa công thức thay sữa mẹ sẽ có nguy cơ gây ra chứng táo bón ở trẻ.

Cách phòng ngừa táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh 

Cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh luôn là mối quan tâm lớn của các mẹ. Bởi khi trẻ bị táo bón kéo dài không thể đi ngoài sẽ khiến bé khó chịu. Ngoài ra các chất độc trong phân có thể xâm nhập ngược trở lại vào thành ruột. Điều này hết sức nguy hiểm và có hại cho sức khỏe của trẻ nếu không điều trị kịp thời. Nếu để quá lâu, đường ruột của bé có thể bị tắt nghẽn, phình to đại tràng, bệnh trĩ khi lớn lên,...

Vì thế việc phòng ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh là hết sức quan trọng. Dưới đây là một số cách phòng chống việc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón:

Chú ý cho trẻ bú đúng cử

Khi trẻ bị thiếu nước cơ thể trẻ sẽ hấp thụ nước ở bất cứ nguồn nào trong cơ thể. Nên khi này, phân của trẻ do thiếu nước sẽ khô cứng và khó đi hơn. Các mẹ hãy cho trẻ bú theo đúng cử của trẻ.

Nên chọn sữa công thức phù hợp để hạn chế táo bón ở trẻ

Lượng sữa cần thiết cho trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi

Trong 1 tháng đầu tiên sau sinh, trẻ cần bú 8 - 12 lần mỗi ngày, cách nhau khoảng 2 - 3 giờ mỗi cữ. Mặc dù vậy, một số trẻ bú sữa mẹ vẫn có thể bú tối đa 15 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 1,5 giờ. Nếu trẻ sơ sinh không tự thức dậy để bú trong vài tuần đầu tiên, mẹ nên đánh thức bé và cho bú đúng giờ.

Trẻ bú sữa mẹ sẽ mút sữa trong khoảng 10 - 20 phút. Một số bé có thể mân mê bầu ngực của mẹ lâu hơn, bạn cần chắc chắn rằng bé thực sự mút và nuốt sữa trong khoảng thời gian tối thiểu trên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh lý tưởng là từ 45 - 88 ml (1.5 - 3 ounces) cho mỗi lần bú. Sau khoảng 1 tháng, lượng sữa cho trẻ sơ sinh ít nhất đạt 118ml mỗi cữ.

Khi đã dần quen với việc bú sữa mẹ, bé cũng sẽ biết cách mút để sữa ra nhiều hơn. Do đó nhiều mẹ có thể không chú ý rằng con mình lúc này đã bú nhanh hơn trước, tuy nhiên vẫn đảm bảo đủ lượng sữa cho trẻ sơ sinh cần thiết.

(Nguồn: vinmec.com)

Bổ sung thêm chất xơ trong bữa ăn của mẹ

Nếu trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón dù trẻ bú mẹ thì mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ tránh tình trạng táo bón. Mẹ có thể bổ sung thêm chất xơ từ rau củ, uống nhiều nước, tránh các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ.

Mát xa vùng bụng cho bé

Xoa bóp vùng bụng trẻ là mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh, cách này sẽ giúp kích thích các mạch máu ở dây. Từ đó giúp hệ tiêu hóa và đường ruột hoạt động tốt hơn.

Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng ngay rốn rồi xoa nhẹ với lực ấn vừa đủ. Cách này sẽ khiến thức ăn khó tiêu còn trong bụng sẽ mềm ra và chuyển động xuống hậu môn. Nên nhớ thực hiện động tác này mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mát xa vùng bụng là cách giảm triệu chứng táo bón cho bé hiệu quả

Đổi loại sữa phù hợp cho bé

Khi trẻ bú sữa công thức nhưng bị táo bón, mẹ có thể cân nhắc đổi loại sữa khác phù hợp hơn với trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể ngâm hậu môn bé vào nước ấm để giúp hậu môn dễ co giãn hơn khi bé đi ngoài.

Kết luận

Trên đây là một số cách phòng ngừa táo bón cho trẻ hiệu quả mà mẹ nên áp dụng ngay. Ngoài ra tình trạng này là điều khá bình thường nên mẹ cũng đừng quá lo lắng. Chúc bé và mẹ luôn khoẻ mạnh!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

haunguyen