X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn - mẹ phải làm sao?

Mất 9 phút để đọc
Trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn - mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn với biểu hiện phải rặn đỏ mặt tía tai sẽ khiến bé luôn trong trạng thái khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển và nếp sinh hoạt hàng ngày của con. Đây không phải là 1 vấn đề hiếm gặp nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở mỗi trẻ là khác nhau. Muốn bé ăn ngon, ngủ tốt trở lại, mẹ phải nắm được chính xác lý do để giúp con sớm cải thiện được sự khó chịu này.

Dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh khó đi ngoài

Khó đi tiêu hay khó đi ngoài là 1 rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Có trên 50% trẻ nhỏ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi gặp phải ít nhất 1 triệu chứng rối loạn tiêu hóa trong những tháng đầu đời trong đó có gần 20% số bé đi ngoài khó khăn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, phần lớn trẻ sơ sinh khó đi tiêu đều có những triệu chứng dễ nhận biết và khá giống nhau:

  • Thời gian đại tiện kéo dài nhưng phân không ra hoặc ra ít, con thường xuyên xì hơi
  • Trẻ gặp khó khăn khi đại tiện, thường xuyên phải dùng sức để rặn. Nhiều bé mặt đỏ và gồng mình, bụng căng cứng
  • Những cơn khóc dữ dội chỉ dịu đi khi trẻ đi ngoài được, phân có thể sệt, đôi khi có thể kèm theo máu do nứt kẽ hậu môn
  • Bé mệt mỏi, xanh xao, bỏ ăn, có dấu hiệu tụt cân

Thực chất, trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn không có nghĩa là con bị táo bón. Đại tiện khó chỉ là 1 trong những dấu hiệu ở những trẻ bị táo bón nhưng đây là 2 hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Nếu táo bón là 1 tình trạng bệnh lý, tính chất phân khô, cứng giống như sỏi nhỏ thì ở trẻ khó đi tiêu, khi đại tiện được có trường hợp phân vẫn mềm hoàn toàn.

Nguyên nhân khiến trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài

Ở người lớn hay trẻ nhỏ, muốn bài tiết được phân đều cần phải có sự phối hợp của 2 quá trình chủ động là chùng giãn các cơ đáy chậu và co thắt các cơ thành bụng làm tăng áp lực trong ổ bụng để tống phân ra ngoài. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn?

Trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn - mẹ phải làm sao?

Hiện tượng sinh lý bình thường

Trong vài tuần lễ đầu sau sinh, nhiều chức năng trong cơ thể trẻ nhỏ còn đang trong quá trình hoàn thiện. Việc đi tiêu, đi tiểu lúc này được thực hiện chủ yếu do sự hối thúc bài tiết để tống đẩy lượng chất thải ra bên ngoài. Hoạt động này được thực hiện hoàn toàn bản năng nên trẻ khó đi ngoài do cơ bụng của con còn khá yếu, sự phối hợp giữa 2 quá trình giãn cơ đáy chậu và co cơ thành bụng chưa thực sự nhuần nhuyễn. Mẹ sẽ thấy mỗi lần đại tiện của con thường khó khăn hơn, phải dùng sức nhiều và gồng mình để rặn nhằm đẩy phân ra ngoài.

Tuy mất thời gian nhưng con vẫn có thể đi ngoài được và sau đó không khó chịu, quấy khóc nhiều thì được xem là hiện tượng sinh lý bình thường, không có gì đáng ngại.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý

Nguồn dinh dưỡng của mẹ cũng tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh nhất là những bé bú mẹ hoàn toàn. Không ít mẹ nuôi con bú nhưng lại có chế độ dinh dưỡng không khoa học, ăn quá ít rau xanh, uống không đủ nước, không bổ sung nhiều chất xơ lại thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hay những thức ăn khó tiêu. Bé sẽ gặp vấn đề về đại tiện do không thể thích ứng được với các chất có trong những thực phẩm này.

tre-so-sinh-di-ngoai-kho-khan

Trẻ sinh non thường gặp khó khăn khi đi ngoài

Ở những trẻ ra đời thiếu tháng, các chức năng trong cơ thể chưa thực sự hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống tiêu hóa nên thức ăn di chuyển chậm hơn qua đường tiêu hóa và không được xử lý đúng cách khiến chất thải trở nên sệt, dính, thành khuôn làm trẻ khó đại tiện.

Nguyên nhân bệnh lý

1 nguyên nhân khác khiến trẻ khó đi tiêu được các bác sĩ chỉ ra đó là do gặp phải 1 số bệnh lý, dị tật bẩm sinh hoặc những tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa. Phố biến là phình đại tràng, suy giáp trạng, polyp hậu môn hoặc bệnh trĩ.

Ngoài ra, nếu trẻ đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ho, thuốc có chứa canxi cacbonat, morphin đều có chứa những thành phần làm trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn.

Sữa công thức có thể là 1 lý do

Những bé uống sữa ngoài mà thành phần của sữa khiến trẻ không thích ứng được hoặc cách pha chưa đúng công thức cũng là 1 trong nhiều nguyên nhân làm trẻ phải dùng sức rặn khi đi vệ sinh.

tre-so-sinh-di-ngoai-kho-khan

Trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn – mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh đi ngoài gặp khó khăn trong thời gian dài có thể khiến bé mắc bệnh trĩ vì thường xuyên phải dùng sức rặn nhiều và gây ra tâm lý sợ hãi, quấy khóc nhiều hơn. Mẹ cần cho trẻ đi khám sớm để xác định được đúng nguyên nhân. Với các vấn đề bệnh lý, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.

Nếu nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài, mẹ nên điều chỉnh lại thói quen chăm sóc bé đồng thời áp dụng 1 số cách đơn giản giúp trẻ đại tiện được dễ dàng hơn.

Cho bé bú đủ sữa

Cả trẻ bú mẹ hoàn toàn và trẻ bú thêm sữa công thức đều cần được bú no, bú đủ, bú đúng cữ. Sữa mẹ là thức ăn nhiều dưỡng chất nhưng lại dễ tiêu hóa và hấp thụ nhất. Trẻ được bú mẹ đầy đủ không chỉ giúp con phát triển khỏe mạnh mà còn có lợi cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng.

Đối với những trẻ dùng sữa ngoài, mẹ nên chú ý đến liều lượng và cách pha. Tham vấn ý kiến của bác sĩ về những thành phần có trong loại sữa đang dùng và có thể thay đổi nhãn hiệu để phù hợp hơn với hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Massage và tập bài tập đi xe đạp

Khi nhận thấy con bắt đầu phải dùng sức để đại tiện, mẹ có thể cho trẻ ngâm nước ấm từ 10 – 15 phút hoặc dùng khăn ấm chườm lên phần bụng dưới giúp bé thư giãn cơ bụng, làm giảm cơn đau do đầy hơi, kích thích nhu động ruột và việc đi ngoài cũng bớt khó khăn hơn 1 chút.

Hàng ngày, sau cữ ăn, vào thời điểm bé vui vẻ nhất mẹ hãy thực hiện bài tập massage bụng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đặt bàn tay lên vùng dưới rốn, sau đó mẹ ấn nhẹ tay xuống rồi massage theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần, 5-6 phút/lần giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn - mẹ phải làm sao?

Ngoài ra, bài tập đi xe đạp cũng khá hiệu quả trong việc tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng khó đi tiêu của trẻ. Bài tập khá đơn giản, chỉ cần đặt bé nằm ngửa, cầm hai chân con trong tay rồi từ từ đẩy đầu gối phải của bé về phía vai phải. Khi đầu gối của bé đã lên cao hết cỡ, nhẹ nhàng nâng chân bé lên và kéo về phía mẹ để chân bé từ từ duỗi thẳng ra. Khi duỗi chân phải, bắt đầu đẩy đầu gối trái của bé về phía vai trái. Đổi động tác và thực hiện liên tục trong 10 phút.

Thay đổi khẩu phần dinh dưỡng của mẹ

Nếu bé được bú mẹ hoàn toàn nhưng vẫn gặp khó khăn trong khi đại tiện thì mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Hãy tăng cường các loại thực phẩm tốt cho mẹ, có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ như:

Trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn - mẹ phải làm sao?

  • Các loại rau xanh như cải xoăn, cải bắp, bông cải xanh, rau bina, măng tây, cà rốt, bí ngô… để bổ sung chất xơ
  • Hoa quả, nước ép trái cây đặc biệt là các loại quả như sung, việt quất, nho, kiwi, đu đủ, đào, lê, dâu tây…
  • Ngũ cốc và các loại hạt giàu chất xơ và omega 3 như gạo lứt, lúa mạch đen, yến mạch, quả óc chó, hồ đào, hạnh nhân, hạt chia không chỉ góp phần nâng cao chất lượng sữa mẹ mà còn rất hiệu quả trong việc cải thiện việc đi ngoài của trẻ sơ sinh

Xem thêm:

  • Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh khi đi ngoài
  • Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn như người lớn?
  • 7 cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn - mẹ phải làm sao?
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it