Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều có bất thường không? Nếu trẻ đánh rắm nhiều kèm theo các dấu hiệu như trong phân có lẫn vệt máu, bé bị ợ, đánh rắm kèm theo sốt…bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
- Nguyên nhân trẻ hay đánh hơi
- Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều khi nào là hiện tượng nguy hiểm?
- Những mẹo giúp bé giảm đánh rắm.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều
Cha mẹ thường lo lắng khi trẻ đánh rắm nhiều vì sợ con bị bệnh. Tuy nhiên, đánh rắm là điều tốt vì giữ khí bên trong cơ thể khiến bé bị đau bụng. Có một số lý do khiến bé hay đánh rắm:
Thức ăn khó tiêu
Khi những thức ăn khó tiêu phân hủy, khí được tích lũy trong cơ thể. Nó cũng xảy ra khi các bà mẹ cho con bú ăn nhiều thực phẩm khó tiêu.
Sữa mẹ nhiều nước là nguyên nhân trẻ sơ sinh hay đánh rắm
Nếu mẹ có nhiều sữa, mẹ có thể sản xuất lượng lớn sữa đầu. Đây là sữa tiết ra ở đầu cữ bú của bé. Sữa này nhiều nước và lactose, do đó nó gây ra co thắt dạ dày ở trẻ sơ sinh.
- Sữa mẹ nhiều nước là nguyên nhân trẻ sơ sinh hay đánh rắm (Nguồn ảnh: unsplash)
Hơn nữa, em bé hít vào nhiều không khí nếu bú dòng sữa chảy quá nhanh. Bé cũng sẽ bú nhiều hơn nếu chưa đủ sữa cuối. Đây là loại sữa tiết ra vào cuối cữ bú, ít nước và hàm lượng chất béo cao hơn.
Kích thích quá mức
Khi em bé bị căng thẳng do tiếng ồn lớn, ánh sáng, người lạ hoặc khách đến thăm, bé sẽ bị kích thích quá mức. Do đó bé cáu kính, khó ngủ vào ban ngày hoặc ban đêm. Một số trẻ có kết nối giữa não và ruột mạnh sẽ dễ bị đau dạ dày, đầy hơi.
Ăn quá nhiều
Khi trẻ ăn quá nhiều, phản xạ dạ dày của bé bị ảnh hưởng nhiều hơn. Điều này làm rối loạn hệ thống tiêu hóa và dạ dày của bé.
Ăn quá nhiều cũng có thể làm xáo trộn việc cung cấp các enzyme tiêu hóa thiết yếu của cơ thể. Enzyme giúp phân hủy thực phẩm, protein không tiêu hóa, tinh bột và chất béo. Do đó cơ thể không thể xử lý chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải.
Không dung nạp lactose
Không dung nạp lactose ở em bé cũng có thể gây ra khí. Vấn đề này xảy ra khi cơ thể em bé không thể sản xuất đủ lượng menase để phá vỡ các loại đường như galactose và glucose. Do đó, đường sữa không bị vỡ đi đến ruột già và lên men thành khí.
Tư thế cho con bú không đúng
Khi bé không thể ngậm vú đúng cách, bé có thể nuốt vào nhiều không khí, tạo thành nhiều bong bóng trong ruột. Để tránh vấn đề này, mẹ có thể chuyển qua lạ giữa hai vú hoặc đổi tư thế cho bé bú thẳng đứng.
- Đánh rắm ở trẻ sơ sinh là bình thường (Nguồn ảnh: unsplash)
Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều có phải là hiện tượng nguy hiểm?
Khi mẹ đang băn khoăn trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều có tốt không mà thấy con có những dấu hiệu này thì nên cẩn thận, tốt nhất là nên cho bé đi khám ngay:
- Trẻ nôn, phân mềm như nước. Nếu bé đánh rắm nhiều và có phân lỏng thì bé có thể bị mất nước do tiêu chảy
- Trong phân có lẫn vệt máu
- Bé đánh rắm nhiều kèm đau bụng và quấy khóc
- Bé bị ợ, đánh rắm kèm theo sốt. Cần kiểm tra nhiệt độ của bé bằng máy đo nhiệt độ/nhiệt kế…
Mẹo giúp bé giảm đánh rắm
Bé sơ sinh đánh rắm nhiều không phải là hiện tượng nguy hiểm tuy nhiên điều này cũng có thể khiến con khó chịu. Mẹ có thể áp dụng 1 số mẹo đơn giản sau để giảm tần suất đánh rắm của con:
Xoa bụng em bé
Xoa bóp bụng bé nhẹ nhàng theo chuyển động tròn chiều kim đồng hồ từ bên phải dưới xương sườn sang bên trái. Động tác này sẽ giúp các bong bóng khí di chuyển dọc theo đường tiêu hóa.
Vỗ lưng bé
Sau khi cho bé ăn, mẹ có thể vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp bé ợ. Ợ sẽ giúp bé loại bỏ khí gas.
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm giúp bé thư giãn và dễ chịu hơn.
Động tác đạp xe
Đây là động tác vừa giúp bé thoát khí vừa có thể trị táo bón ở bé sơ sinh. Đặt bé trên một mặt phẳng vững chắc. Sau đó giữ chân em bé, uốn cong chân về phía ngực, sau đó duỗi thẳng như đang đạp xe đạp. Tuy nhiên, không nên thực hiện động tác này ngay sau khi bé ăn.
- Sau khi cho bé ăn, mẹ có thể vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp bé ợ (Nguồn ảnh: unsplash)
Động tác bơi ếch
Đặt bé trên sàn. Giữ phía dưới hai chân bé, di chuyển chúng theo chiều kim đồng hồ từ ngực, sang hông phải, đến đầu gối, đến hông trái, đến ngực. Sau đó hơi duỗi thẳng chân và nhấc thân dưới của bé lên khỏi sàn. Cuối cùng, uốn cong đầu gối bé đưa chân về phía ngực.
Địu em bé
Khí gây khó chịu hơn khi bé nằm ngửa. Để tránh điều này, mẹ có thể dùng địu vải bọc kín em bé để bé ngủ trong tư thế thẳng đứng.
Cho bé nằm sấp
Nằm sấp giúp bé tăng sức mạnh phần thân trên và đẩy khí ra khỏi bụng. Bạn chỉ cần đặt thảm mềm trên sàn và cho bé nằm sấp 20 phút.
Đánh rắm hay xì hơi không phải là hiện tượng lạ ở cả trẻ em và người lớn. Đó chỉ là cách hệ tiêu hóa lên tiếng. Để biết việc trẻ sơ sinh đánh rắm thối là bình thường hay bất thường, mẹ nên đếm số lần bé xì hơi trong ngày và quan sát biểu hiện của trẻ. Nếu con đánh rắm nhiều hơn 10 lần/ngày kèm theo chướng bụng, nôn trớ thì hệ tiêu hóa của bé đang có vấn đề. Mẹ hãy kiểm tra lại thực phẩm mẹ đã ăn, đồ ăn chuẩn bị cho bé hoặc các yếu tố khác. Nếu không xác định được tình trạng chính xác, hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kịp thời.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!