Trẻ sơ sinh bị lệch tinh hoàn có hai trường hợp: Trường hợp tinh hoàn ẩn có sự khác biệt rõ ràng về kích thước nên cha mẹ có thể nhận biết và trường hợp kích thước không có sự chênh lệch vì tinh hoàn của bé còn nhỏ, làm gia đình khó phát hiện được. Vậy trẻ bị lệch tinh hoàn có cần phẫu thuật hay không? Dù là trường hợp nào đi chăng nữa, con cần được làm phẫu thuật sớm trong vòng 18 tháng tuổi.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Các trường hợp trẻ sơ sinh bị lệch tinh hoàn
- Các vấn đề khác về bộ phận sinh dục của bé
Bé sơ sinh có hai bên tinh hoàn không đều khiến bố mẹ rất lo lắng về tình trạng này. Hiện tượng tinh hoàn không đều, chênh lệch nhau có gây vô sinh không là thắc mắc của nhiều người.
Các bác sĩ chuyên khoa Nam học cho biết, nếu hai hòn bi chênh nhau chút ít thì không quá nguy hiểm. Ba mẹ có thể kiểm tra vị trí tinh hoàn của bé bằng cách dùng tay nắn nhẹ “vật thể” bên trong bìu. Nếu sờ vào thấy một bên tinh hoàn của bé (đặc biệt là bên trái) bị thấp xuống nhiều so với bên kia thì nên đi khám để chấn đoán và tiến hành phẫu thuật ngay. Vì đây có thể là biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch tinh hay thòng ruột. Việc phát hiện sớm các bất thường, nhất là tình trạng sa tinh hoàn sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
Các trường hợp trẻ sơ sinh bị lệch tinh hoàn
Trường hợp tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn là gì? Đây là tình trạng này xảy ra khi tinh hoàn không phát triển bên ngoài. Chúng phát triển bên trong cơ thể dù con chưa chào đời, dẫn đến bé chỉ có một hoặc không có tinh hoàn.
Có khoảng 50% các bé trai sơ sinh bị tình trạng trên có tinh hoàn xuống bìu. Ở một số bé, quá trình này diễn ra chậm hơn vài tháng so với dự tính. Trường hợp tinh hoàn không hạ xuống, nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng khác sẽ tăng khi con lớn lên và ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản.
Một nghiên cứu mới của đại học Sydney đã cảnh báo: “Nếu không phẫu thuật để khắc phục tình trạng tinh hoàn của bé bên cao bên thấp sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe khi con trưởng thành.”
Ảnh hưởng của việc không điều trị tinh hoàn ẩn
Gần đây, các nhà nghiên cứu ở đại học Sydney đã tiến hành nghiên cứu tình trạng tinh hoàn ẩn ở bé trai. Sau khi phân tích dữ liệu từ hơn 350.000 bé trai sinh từ năm 1970 đến 1999, họ đã phát hiện ra một số sự thật gây sốc. Những cậu bé có tinh hoàn ẩn sẽ thiệt thòi hơn bạn bè đồng trang lứa bình thường vì:
- Nguy cơ mắc bệnh về tinh hoàn cao gấp 2,5 lần
- Cơ hội thụ thai giảm 20%
- Yêu cầu hỗ trợ vấn đề vô sinh cao gấp 2 lần
Để sản xuất tinh trùng, tinh hoàn phải lạnh hơn nhiệt độ bên trong cơ thể. Đó chính là lý do tinh hoàn phải phát triển bên ngoài cơ thể. Các lý thuyết cho rằng tinh hoàn ẩn ở bên trong cơ thể được làm nóng, dẫn đến tế bào tinh trùng bị tổn thương và tăng nguy cơ bị dị tật. Theo thời gian, tình trạng này tích tụ gây ung thư tinh hoàn và những vấn đề về vô sinh.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ có biết bé yêu sẽ được kiểm tra sức khỏe ngay khi vừa chào đời
Khi nào nên điều trị tình trạng tinh hoàn ẩn?
Theo các hướng dẫn quốc tế, bạn nên cho bé thực hiện phẫu thuật khi con còn 18 tháng tuổi. Lúc này, bác sĩ sẽ di chuyển và cố định tinh hoàn trong bìu. Tuy nhiên, có rất ít ca phẫu thuật được thực hiện trong giai đoạn này.
Giáo sư Natasha Nassar, người đã tham gia nghiên cứu về trường hợp tinh hoàn bị ẩn của các bé trai nói rằng: “Có đến 45% các bé trai phẫu thuật tinh hoàn sau 18 tháng tuổi. Nguyên nhân cuộc phẫu thuật được tiến hành trễ là do gia đình không chú ý đến sự bất thường ở bộ phận sinh dục của bé”. Nếu thực hiện phẫu thuật sớm, các bác sĩ sẽ dễ điều trị giúp con phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Trường hợp kích thước tinh hoàn không có nhiều sự khác biệt
Trên thực tế, rất khó để các bậc phụ huynh thấy sự khác biệt ở kích thước tinh hoàn của bé. Để sớm phát hiện vấn đề trên, bạn nên cho bé trai đi khám bộ phận sinh dục thường xuyên, thậm chí là 24 giờ đầu sau sinh. Giáo sư Holland chia sẻ về trường hợp khó chuẩn đoán như sau: “Tinh hoàn của trẻ sơ sinh nhỏ hơn tinh hoàn của người trưởng thành. Hơn nữa, các bậc phụ huynh thường “vô tình” bỏ qua hoặc không chú ý đến tinh hoàn của con, dẫn đến tình trạng này bị phát hiện trễ.”
Có một số những yếu tố khác ảnh hưởng làm tinh hoàn của bé bên cao bên thấp. Chẳng hạn như thừng tinh, sợi dây kết nối tinh hoàn, phát triển chậm hơn so với tốc độ phát triển của cơ thể. Nếu tình trạng này xảy ra, dây thừng tinh không đủ dài để kéo tinh hoàn trở lại cơ thể. Ngoài ra, các mẹ sinh non bé trai cũng phải cẩn thận. Sinh non là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị sa tinh hoàn, dẫn đến tình trạng tinh hoàn phát triển không đều ở bé trai.
Bạn có thể chưa biết:
Cách chăm sóc bé trai sơ sinh chuẩn khoa học và an toàn trong 3 tháng đầu đời
Các vấn đề khác về cơ quan sinh dục của bé trai mà cha mẹ cần lưu ý
1. Thoát vị bẹn
Điều này xảy ra khi các tạng trong ổ bụng di chuyển vào ống bẹn đang mở của bé. Triệu chứng của nó là một khối phồng nhỏ, không đau ở vùng bẹn của bé. Thông thường, các bé trai dễ bị tình trạng này hơn bé gái.
Để ngăn ngừa tình trạng thoát vị bẹn, bác sĩ đề nghị tiểu phẫu đóng ống bẹn cho con. Nếu không được phẫu thuật sớm, bé sẽ bị nổi cục, sưng và đau ở vùng bẹn.
2. Tràn dịch màn tinh hoàn
Tiến sĩ Steven Tennenbaum, một bác sĩ điều trị tiết niệu nhi ở New York cho biết: “Khi ống bẹn của bé trai không thể đóng lại, chất lỏng từ ổ bụng có thể tích tụ trong túi bìu. Điều này khiến tinh hoàn của con sưng lên nhưng không đau”. Thông thường, tràn dịch màng tinh hoàn sẽ tự động hết. Nếu tình trạng này kéo dài, bác sĩ đề nghị phẫu thuật sau sinh nhật đầu tiên của con để loại bỏ chất lỏng và đóng ống bẹn.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UIT)
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi dương vật của bé không được vệ sinh đúng cách. Triệu chứng đầu tiên bạn có thể nhận thấy ở trẻ chính là tình trạng sốt cao. Một số dấu hiệu bất thường khác mà bạn có thể chú ý như: nước tiểu có mùi lạ, trẻ khó chịu, nôn trớ,… Nếu con bị bất kỳ triệu chứng nào ở trên, gia đình nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Tóm lại, việc phát hiện sớm sự bất thường ở tinh hoàn của bé giúp bác sĩ dễ dàng điều trị và hỗ trợ con hồi phục nhanh chóng. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ mắc vấn đề về sức khỏe sẽ tăng lên khi con trưởng thành.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
- Tinh hoàn bên to, bên nhỏ ở bé trai và những điều ba mẹ cần biết!
- Hướng dẫn cho cha mẹ – Chăm sóc bộ phận sinh dục của bé trai
- Bộ phận sinh dục bé trai và những điều bố mẹ cần lưu ý