Trẻ mấy tháng ăn bột mặn được? Khoảng 3 – 4 tuần hoặc 1 tháng sau khi con bắt đầu ăn dặm là thời điểm thích hợp để mẹ cho bé ăn xen kẽ bột mặn và ngọt. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Trẻ mấy tháng ăn được bột mặn?
- Nguyên tắc chế biến bột mặn
- Lưu ý khi cho bé ăn dặm
Trẻ mấy tháng ăn bột mặn được?
Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, khẩu vị đầu tiên mẹ nên cho bé cảm nhận chính là vị ngọt. Bởi hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu và tuyến nước bọt chưa đủ thành phần enzym để chuyển hóa các thực phẩm dạng mặn.
Bé mấy tháng ăn được bột mặn? 3 – 4 tuần hoặc 1 tháng sau đó là thời điểm thích hợp để mẹ cho bé ăn xen kẽ bột mặn và ngọt. Lúc này, thành phần của bột ăn dặm cần được đa dạng hơn để giúp con hoàn thiện về thể chất và phát triển trí não.
TS.BS. Vũ Tề Đăng – Khoa Sơ Sinh – BV Từ Dũ cho biết, trẻ nên được bắt đầu cho ăn dặm với bột ngọt. Cũng không cần thiết cho rau vào bột ngọt. Nếu sau 2-4 tuần bé vẫn tiêu hóa tốt thì có thể cho ăn bột mặn. Mẹ cũng cần đảm bảo bát bột mặn cho bé có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin, khoáng chất và chất béo. Khi pha bột mặn, các mẹ có thể bổ sung thêm các thành phần khác như rau, thịt… Cần lưu ý thứ tự giới thiệu thịt/cá phù hợp với số tháng tuổi của bé và tuyệt đối không nêm nếm gia vị như bột canh, hạt nêm, mì chính… vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi.
Trẻ mấy tháng ăn bột mặn và cách nấu bột ăn dặm mặn cho bé
Mẹ đã biết mấy tháng cho bé ăn bột mặn. Mẹ có thể dùng bột gạo tự xay hoặc mua, bột ngũ cốc từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hàm lượng dinh dưỡng, hoặc nấu cháo gạo thật nhừ rồi rây mịn cho con ăn.
- Đạm trong bột mặn: bao gồm thịt heo, thịt bò, các loại cá, tôm, cua, trứng gà (chỉ sử dụng lòng đỏ cho bé dưới 1 tuổi).
- Vitamin & khoáng chất: từ các loại rau củ. Các loại rau củ màu càng đậm thì càng chứa nhiều vitamin. Lưu ý nấu rau củ vừa chín để giữ lại được dinh dưỡng bên trong.
- Chất béo tốt: Dầu ăn cho trẻ sơ sinh, dầu oliu, dầu gấc, dầu dừa,…
Công thức cơ bản cho món bột ăn dặm mặn cho bé:
- 200ml nước.
- 10 gram đạm (thịt/cá… đã băm nhuyễn) hoặc trứng (2 lòng đỏ trứng cút hoặc 1/2 lòng đỏ trứng gà)
- 10 gram rau củ đã rây mịn (tầm 2 muỗng cafe).
- 5 gram dầu oliu hoặc dầu gấc (1 muỗng cafe)
Khi nấu bột mặn nói riêng và chuẩn bị bữa ăn cho trẻ nói chung, mẹ cần lưu ý là phải vệ sinh tay và các dụng cụ nấu thật sạch sẽ để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Các thực phẩm dành để nấu bữa ăn cho con cũng cần được lựa chọn kỹ càng và mua tại càng cửa hàng uy tín.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng tuổi là thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất. Trước đó, bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn để hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Khi đã biết trẻ mấy tháng cho ăn bột mặn thì được, trong thời gian đầu ăn dặm, mẹ nên cân bằng giữa việc cho bé bú sữa và ăn bột dặm ngọt, mặn.
- Đối với bột ăn mặn, mẹ nên cho bé ăn khoảng 2 – 3 lần trước khi đổi món mới, chú ý quan sát xem bé có bị dị ứng với thức ăn hay không
- Không nên ép cho ăn quá no để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của bé
- Cho con ăn vào những giờ cố định
- Không cho bé ăn quá nhiều gia vị, quá mặn
- Không cho bé ăn thức ăn quá nóng để tránh gây hại đến miệng và vị giác của bé.
- Nên cho trẻ ăn thêm bữa phụ với sữa chua hay hoa quả
Trên đây là lưu ý khi cho bé ăn dặm và thời điểm thích hợp để con có thể làm quen với bột mặn. Mẹ hãy chú ý giai đoạn 6-7 tháng chỉ là làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ, đừng cho con ăn quá nhiều mà cắt bớt nguồn dinh dưỡng từ sữa nhé.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!