Trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch là tình trạng khiến nhiều chị em hoang mang không biết mình đã mang thai hay chưa.
- Trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch có thai không?
- Những nguyên nhân phổ biến gây trễ kinh
Trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch có thai không?
Mặc dù chậm kinh là một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên. Nhưng thực tế không phải cứ bị chậm kinh là bạn sẽ có thai. Đây có thể là một trong những biểu hiện của cơ thể phản ánh phần nào tình trạng sức khoẻ sinh sản của các chị em. Nhất là các bệnh lý về phụ khoa mà bạn đang mắc phải, nhưng không hề hay biết.
Vậy nếu trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch có thai không? Thị trường hiện nay có rất nhiều que thử thai. Việc trễ kinh 20 ngày thử que lên 1 vạch thì có hai khả năng xảy ra:
- Que thử báo kết quả sai. Điều này xuất phát từ việc bạn mua phải que thử thai kém chất lượng. Sử dụng sản phẩm sai cách hoặc sản phẩm hết hạn sử dụng cũng có thể là nguyên nhân. Vì thế, có thể bạn đã có thai nhưng kết quả que thử báo sai.
- Bạn hoàn toàn không có thai nếu bạn bạn đã thử khá nhiều que và thử đúng cách. Vì thế, việc bạn trễ kinh là do những nguyên nhân khác.
Bài viết liên quan:
Những nguyên nhân phổ biến gây trễ kinh
Có nhiều nguyên nhân gây nên trường hợp trễ kinh 20. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất. Bạn thử xét xem bạn có gặp phải lý do nào không nhé:
Liên quan đến chế độ ăn uống:
Bạn bị chán ăn hoặc ăn uống vô độ. Từ đó, bạn bị tăng hay giảm cân khá nhanh…
Cơ thể hoạt động quá sức do tập thể thao
Việc bạn tập thể dục, chạy bộ… cũng khiến cho chu kì kinh nguyệt của bạn không đều đặn. Bởi vì nó tác động đến sự cân bằng hormone trong cơ thể, ngăn ngừa thời kỳ rụng trứng. Đồng thời nó cũng khiến nội mạc tử bị dày lên, không thể hành kinh.
Căng thẳng thần kinh
Những biến động về tâm lý như stress, căng thẳng, bối rối… cũng gây ra hiện tượng trễ kinh nguyệt. Tâm lí tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới vùng dưới đồi (hypothalamus). Đây là nơi tiết kích thích tố điều chỉnh chu kì kinh nguyệt của bạn. Vì thế chúng gây ra hiện tượng trễ kinh nguyệt.
Lo lắng nhiều cũng khiến bạn bị chậm kinh
Bệnh lý tuyến giáp
Mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp sẽ ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt. Bệnh ở tuyến giáp có thể là suy giáp cũng như cường giáp.
Hội chứng buồn trứng đa nang
Việc trễ kinh cũng là biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Nguyên nhân của hội chứng này đến từ việc bạn bị mất cân bằng nội tiết tố estrogen, progesterone, testosterone… Từ đó, chu kì kinh nguyệt bị ảnh hưởng.
Sử dụng thuốc tránh thai loại 1 viên hoặc 2 viên
Đây cũng là một lý do hàng đầu gây nên tình trạng trễ kinh. Bởi vì nó ảnh hưởng đến một số nội tiết tố trong cơ thể.
Bài viết liên quan:
Mắc phải các bệnh lý như viêm nhiễm phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng tới các bộ phận như buồng trứng – nơi phóng noãn, điều chỉnh nội tiết tố tạo nên kinh nguyệt. Hiện tượng này cũng làm tổn thương đến tử cung, vòi trứng gây ra hiện tượng chậm kinh nhưng không có thai.
Quá trình này khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên. Kết quả là sự bong tróc lớp niêm mạc đó mỗi khi đến kỳ kinh bị ảnh hưởng. Lúc này, tình trạng chậm kinh rất dễ xảy ra.
Tóm lại, tình trạng chậm kinh của bạn là do ảnh hưởng từ tâm lý. Bên cạnh đó, cách ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Chậm kinh cũng có khi là biểu hiện bạn mắc các bệnh lý về viêm nhiễm phụ khoa
Làm sao để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn?
Để những ngày kinh nguyệt diễn ra đúng chu kỳ, các chị em nên lưu ý:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại thịt, trứng, sữa… Bên cạnh đó, bạn nên giảm ăn các món chứa nhiều chất béo, có cồn như bia, rượu, cà phê… để ngăn tình trạn chậm kinh ở nữ giới.
- Để tránh viêm nhiễm phụ khoa, mỗi ngày vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Thực hiện vệ sinh đúng cách để không làm biến đổi độ pH ở âm đạo. Vì như thế sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây viêm nhiễm làm rối loạn kinh nguyệt.
- Hạn chế uống thuốc tránh thai khẩn cấp, có thể uống thêm thuốc điều hòa kinh nguyệt.
- Luôn giữ cho bản thân thoải mái, không nên lo lắng, suy nghĩ nhiều.
Thay lời kết
Nếu các chị em gặp phải tình trạng trễ kinh 20 ngày nhưng thử que lên 1 vạch thì tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa sản để được thăm khám, nhằm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu kết quả là có thai thì bắt đầu bước vào chế độ chăm sóc thai kì. Còn không có, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn và điều chỉnh lại vòng kinh. Vì tình trạng trễ kinh có khi là biểu hiện của những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!