Đau đầu vì trẻ học bài không nhớ, cha mẹ phải làm gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ học bài không nhớ là điều khiến cha mẹ cảm thấy khó khăn. Ngoài ra, nó cũng là áp lực trong quá trình học tập của trẻ. Có những bé dù học hành rất chăm chỉ nhưng vẫn không thể nhớ được bài học của mình. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp phù hợp.

Vì sao trẻ học bài không nhớ?

Rất nhiều phụ huynh có con ở tuổi đến trường thường lo lắng vì các bé học mãi nhưng không thể nhớ bài được. Bé mau quên hoàn toàn không phải vì bé thiếu thông minh như suy nghĩ của nhiều người lớn.

Có nhiều lý do khiến trẻ học bài không nhớ

Nguyên nhân khiến cho bé mau quên như:

  • Kích ứng thần kinh bị chặn giữa đường.
  • Trí nhớ bé kém bẩm sinh.
  • Có sức khỏe yếu, bị suy dinh dưỡng hay bé phì. Những bé bị suy dinh dưỡng hay béo phì đều có khả năng tập trung học kém, tiếp thu chậm.
  • Không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho quá trình ghi nhớ của não bộ.
  • Không ngủ đủ giấc.
  • Gặp phải vấn đề tâm lý như cha mẹ so sánh bé với các bạn khác. Điều này làm bé tự ti, thất vọng, lo sợ, căng thẳng.
  • Hình thành nhân cách, muốn chứng tỏ mình không thích bị gò ép.
  • Không giải thích được tại sao phải học, không hứng thú với việc học.
  • Bị phân tâm vì phải nhớ nhiều thứ khác như chuyện trường lớp, vui chơi, bạn bè...

Cha mẹ cần làm gì để giúp bé học bài nhớ lâu?

Sau khi đã biết được một vài nguyên nhân kể trên, cha mẹ có thể thực hiện những điều sau để giúp cho trẻ có hứng thú học tập và nhớ được lâu.

Dạy cho bé tập trung

Trí não của con trẻ không giống như người lớn, bé sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Lúc này bé sẽ không thể tập trung vào việc học được nữa. Có nhiều trẻ vừa học vừa chơi, nghe nhac, xem ti vi hay ăn uống. Những điều trên sẽ khiến bé lơ là, không tập trung vào việc học.

Cha mẹ có thể hướng dẫn bé cách tập trung

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc tập trung cao độ chính là yếu tố giúp trẻ nhớ lâu các bài học và kiến thức. Cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen việc nào ra việc đó ngay từ nhỏ. Cha mẹ không cho bé bật ti vi, nghe nhạc, ăn uống trong lúc học. Điều này sẽ hình thành thói quen học ra học, chơi ra chơi.

Sử dụng phương pháp liên tưởng khi trẻ học bài

Trẻ sẽ nhớ được lâu hơn nếu thứ đó có hình ảnh sống động và khiến trẻ liên tưởng đến một điều gì đó thú vị. Những hình tượng mới lạ, màu sắc tươi mắt bao giờ cũng khơi dậy tình cảm vui vẻ và thúc đẩy sức nhớ của trẻ. Trẻ càng thấy hứng thú với sự vật đó, ấn tượng để lại trong trí nhớ càng sâu sắc hơn. Giúp trẻ liên tưởng các khái niệm và hình tượng với nhau, qua đó trẻ có cơ sở để tìm tòi những nhận thức mới.

Dạy con ghi chép sơ đồ tư duy

Cha mẹ hãy dạy con ghi chép sơ đồ tư duy trong các môn học và trong cuộc sống hàng ngày. Những kiến thức hay việc làm được liệt kê một cách khoa học, sáng tạo sẽ giúp bé tiếp thu nhanh và hiểu sâu. Cha mẹ có thể sử dụng sơ đồ tư duy có nhiều màu sắc và hình ảnh bắt mắt. Điều này rất thuận lợi trong việc ghi chép, ghi nhớ và hệ thống hoá kiến thức.

Tránh cho con việc học quá tải

Bé phải tập trung học trong nhiều giờ liền sẽ làm tiêu hao nhiều năng lượng. Điều này dễ làm cho bé bị mệt mỏi. Các phụ huynh cần để cho trẻ được nghỉ ngơi, giải lao trong những giờ học hàng ngày. Nghỉ ngơi, giải lao sau giờ học là một cách để giúp cho não bộ nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng để tiếp tục thu nạp thông tin mới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thường xuyên kiểm tra kiến thức của con

Phụ huynh nên dành thời gian để kiểm tra kiến thức cũ của con định kỳ. Phụ huynh chỉ cần hỏi lại kiến thức của những môn học mà trẻ đã học trong ngày hôm trước. Vào cuối tuần, phụ huynh hãy hỏi lại thông tin của những ngày đầu tuần. Việc ôn tập thường xuyên sẽ giúp con trẻ củng cố kiến thức mà bé đã học cũng như rèn luyện trí nhớ cho con.

Bạn nên thường xuyên giúp bé ôn lại kiến thức

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Cha mẹ đừng quên bổ sung cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng. Một số khoáng chất như canxi, kẽm, phốt pho đóng vai trò cung cấp năng lượng cho những hoạt động truyền tải và ghi nhớ thông tin của não bộ. Khi trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, việc học trước quên sau cũng sẽ được cải thiện.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp não của trẻ củng cố lại những gì đã học trong ngày. Khi trẻ ngủ, đây cũng là thời gian não bộ xử lý và sắp xếp lại những thông tin, dữ kiện để lưu vào bộ nhớ của bé. Trong lúc ngủ, những kí ức của bé cũng sẽ được tổ chức lại và xoá bỏ những thông tin không cần thiết. Những kiến thức quan trọng được ôn tập kĩ càng sẽ được lưu lại ngăn nắp trong não bộ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết

Khi con trẻ học bài không nhớ, cha mẹ hãy khoan đừng vội trách con lười biếng hay lơ là. Khi cha mẹ tạo một áp lực học tập lên con trẻ sẽ càng khiến cho bé không thể tập trung và nhớ bài được. Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ học mà không thể nhớ. Từ đó phụ huynh có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp để giúp cho con.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ