Trẻ dậy thì sớm khi nào cần điều trị?

Trong trường hợp nguyên nhân nguyên phát, thuốc được lựa chọn là đồng vận GnRH. Tác dụng của thuốc là làm cho tuyến yên giảm bài tiết gonadotropins dẫn đến giảm tiết hormone sinh dục. Trẻ sẽ được tiêm thuốc mỗi tháng hoặc 3 tháng một lần đến khoảng 10 - 11 tuổi ở nữ và 11 - 12 tuổi ở nam. Cho đến nay, việc điều trị này chưa có bất kỳ tác dụng phụ đáng kể lâu dài nào và tầm soát dậy thì sớm rất tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ dậy thì sớm khi nào cần điều trị? Khi phát hiện dậy thì sớm, trẻ cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nhiều cha mẹ lo lắng về tình trạng dậy thì sớm ở trẻ nhưng không có nhiều thông tin, kiến thức về điều này. Vậy trẻ dậy thì sớm khi nào cần điều trị? Dậy thì sớm có nguy hiểm không? Cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất!

  • Trẻ dậy thì khi nào? Dấu hiệu trẻ dậy thì sớm
  • Nguyên nhân của hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ
  • Tác động của dậy thì sớm đến con trẻ
  • Trẻ dậy thì sớm khi nào cần điều trị?
  • Xây dựng thực đơn điều trị dành cho trẻ dậy thì sớm
  • Cách phòng ngừa trẻ dậy thì sớm
  • Lời kết

Trẻ dậy thì khi nào? Dấu hiệu trẻ dậy thì sớm

Dậy thì là sự phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát.

  • Ở bé gái, độ tuổi dậy thì bắt đầu từ 8 – 13 tuổi, có dấu hiệu là tuyến vú phát triển, kích thước bộ sinh dục tăng, xuất hiện lông mu, lông nách, hành kinh, cùng với đó là chiều cao tăng trưởng nhanh.
  • Ở bé trai, độ tuổi dậy thì bắt đầu từ 9 – 14 tuổi, có dấu hiệu là dương vật, tinh hoàn phát triển, xuất hiện lông mu, lông nách, vỡ giọng (khàn tiếng), cùng với đó là chiều cao tăng trưởng nhanh.

Dậy thì là gì? Dấu hiệu trẻ dậy thì sớm?

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Phương Thảo – Trung tâm Nhi, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, hiện tượng dậy thì sớm xảy ra khi trẻ có các dấu hiệu phát triển đặc tính sinh dục thứ phát trước thời hạn. Độ tuổi xác định dậy thì sớm hiện vẫn còn gây tranh cãi, tuy nhiên có thể phân định như sau:

  • Bé gái: phát triển ngực trước 8 tuổi và có kinh trước 9,5 tuổi
  • Đối với bé trai: Kích thước của tinh hoàn và dương vật tăng trước 9 tuổi.

Xem thêm

Dạy con tuổi dậy thì – các mẹo cha mẹ nên biết!

Hành vi tuổi dậy thì và các giải pháp dành cho cha mẹ

Nguyên nhân của hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ

Nguyên nhân của dậy thì sớm đối với bé gái

Hầu hết nguyên nhân của dậy thì sớm là do sự bài tiết hormone sinh dục quá mức, 1 số ít nguyên nhân là do yếu tố bệnh lý. Có thể chia nguyên nhân dậy thì sớm ở bé gái thành 2 nhóm chính:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dậy thì sớm trung ương: do nồng đội GnRH tăng cao dẫn đến sự bài tiết quá mức hormone sinh dục. GnRH tăng cao có thể do nguyên nhân sau:
    • Khối u trong não hoặc tủy sống
    • Viêm màng não
    • Bức xạ vào não hay cột sống
    • Suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone).
  • Dậy thì sớm ngoại vi
    • Khối u ở tuyến thượng thận
    • Hội chứng McCune – Albright (một căn bệnh di truyền ảnh hưởng đến xương, màu da và các vấn đề nội tiết)
    • Tăng sản thượng thận bẩm sinh
    • U nang buồng trứng, khối u buồng trứng
    • Trẻ tiếp xúc nhiều với nguồn estrogen hay testosterone bên ngoài, chẳng hạn như các loại kem hoặc thuốc mỡ.

Nguyên nhân của dậy thì sớm đối với bé trai

  • Dậy thì sớm trung ương
    • Nồng độ GnRH tăng cao vì sự hoạt động sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục
    • Do hậu quả của một số hiện tượng và bệnh lý như: khối u ở não, tổn thương não hoặc dây cột sống, viêm não, viêm màng não, tràn dịch não, tắc nghẽn dòng chảy tới não
    • Suy giáp.
  • Dậy thì sớm ngoại vi
    • Khối u ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên kích thích tuyến thượng thận tiết ra 1 lượng lớn testosterone ở trẻ nam
    • Hội chứng McCune – Albright
    • Trẻ sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ có chứa hormone testosterone
    • Do khối u trong tế bào mầm (tế bào sản xuất tinh trùng ở nam), hoặc trong tế bào Leydig (tế bào sản xuất testosterone ở nam)
    • Một số trẻ nam có gen đột biến có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất testosterone
    • Do chế độ chăm sóc cho trẻ không đúng cách.

Bé trai cũng có nguy cơ cao dậy thì sớm

Tác động của dậy thì sớm đến con trẻ

  • Ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ sau này: Trẻ dậy thì sớm sẽ phát triển và cao hơn so với bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, sau này khi trưởng thành chiều cao của trẻ sẽ bị hạn chế, thậm chí thua kém nhiều so với các bạn khác.
  • Gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ: Những thay đổi trên cơ thể có thể làm bé ngại ngùng, xấu hổ vì cảm thấy khác biệt với bạn bè, bị bạn bè trêu chọc, thậm chí để lại di chứng tâm lý cho đến khi trưởng thành. Để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này, bố mẹ cần trò chuyện, tâm sự với bé hoặc có thể cho con gặp chuyên gia tâm lý.
  • Quan hệ tình dục sớm và các hệ lụy kéo theo: Sự phát triển tâm sinh lý quá sớm sẽ dẫn đến những ham muốn tình dục. Bé còn quá nhỏ, suy nghĩ chưa chính chắn nên sẽ dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng. Hậu quả là bé có thể mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay mang thai khi tuổi đời còn quá nhỏ, dẫn đến nạo phá thai, để lại sang chấn cả thể chất lẫn tinh thần
  • Ảnh hưởng kết quả học tập: Biến đổi tâm sinh lý trong thời gian dậy thì có thể khiến trẻ lơ là, bỏ bê việc học
  • Nguy cơ mắc buồng trứng đa nang: Chu kỳ kinh nguyệt sớm trước khi 8 tuổi ở bé gái có nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn nội tiết tố và gây hội chứng buồng trứng đa nang khi trưởng thành.

Bé gái dễ bị ảnh hưởng tâm lý khi dậy thì sớm

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hành Vi Tuổi Dậy Thì và Giải Pháp cho Cha Mẹ

Dậy thì sớm – có nên tiêm hormone để kìm hãm lại?

Trẻ dậy thì sớm khi nào cần điều trị?

Làm sao để chẩn đoán dậy thì sớm ở trẻ?

Nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, bố mẹ có thể dẫn trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết tố trẻ em (nội tiết nhi khoa). Để chẩn đoán dậy thì sớm, bác sĩ sẽ:

  • Đánh giá tiền sử bệnh của gia đình
  • Cho trẻ làm bài kiểm tra thể chất
  • Để phát hiện hàm lượng hormone bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Phương pháp chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện khối u
  • Xác định tốc độ trưởng thành của xương bác sĩ sẽ áp dụng phương chụp X – quang cổ tay để phát hiện ra nguy cơ bất thường của xương. Trong trường hợp xương già nhanh so với tuổi thực thì nhiều nguy cơ trẻ không thể đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.

Có thể chẩn đoán dậy thì sớm bằng nhiều phương pháp

Dậy thì sớm được điều trị như thế nào?

Nếu nguyên nhân do khối u, các bác sĩ sẽ đưa ra điều trị cụ thể tùy thuộc vào từng loại u mà trẻ gặp phải.

Trong trường hợp nguyên nhân nguyên phát, thuốc được lựa chọn là đồng vận GnRH. Tác dụng của thuốc là làm cho tuyến yên giảm bài tiết gonadotropins dẫn đến giảm tiết hormone sinh dục. Trẻ sẽ được tiêm thuốc mỗi tháng hoặc 3 tháng một lần đến khoảng 10 – 11 tuổi ở nữ và 11 – 12 tuổi ở nam.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho đến nay, việc điều trị này chưa có bất kỳ tác dụng phụ đáng kể lâu dài nào và tầm soát dậy thì sớm rất tốt.

Xây dựng thực đơn điều trị dành cho trẻ dậy thì sớm

Trẻ dậy thì sớm là hiện tượng thường gặp ở thế giới hiện đại. Nguyên nhân phần lớn là do yếu tố bệnh lý, nồng độ GnRH tăng cao bất thường dẫn đến sự bài tiết quá mức của hormone sinh dục hoặc do chế độ chăm sóc trẻ không đúng cách. Dậy thì sớm thường xuất hiện ở trẻ cả nam và nữ trong độ tuổi từ 8 – 9 tuổi. Ngoài việc dùng thuốc điều trị hoặc đi theo các phương pháp hướng dẫn của bác sĩ, còn có thể giúp điều tiết cơ thể trẻ thông qua thực đơn dành riêng cho trẻ:

  • Cung cấp bữa ăn có lượng calories thích hợp.
  • Kết hợp các loại ngũ cốc, rau củ và hoa quả trong bữa ăn.
  • Hạn chế các thực phẩm có nhiều chất béo như bơ, pho mát hoặc thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên.
  • Không nên cấm trẻ uống sữa do nghĩ sữa bò có ảnh hưởng đến quá trình dậy thì của trẻ.
  • Trên thực tế, sữa hoàn toàn tốt cho trẻ đang dậy thì.

Cách phòng ngừa trẻ dậy thì sớm

Mặc dù, việc phòng ngừa dậy thì sớm cho con trẻ không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như ý muốn. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn nên tìm những giải pháp giúp trẻ giảm thiểu khả năng dậy thì quá sớm. Sau đây là một số gợi ý mà phụ huynh có thể tham khảo:

  • Các bữa ăn của trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng những vẫn đảm bảo cân bằng. Tránh để trẻ rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân quá mức
  • Tuyệt đối hoặc hạn chế không cho trẻ sử dụng những thực phẩm có chứa hàm lượng hormone sinh dục cao
  • Không cho trẻ sử dụng sản phẩm kem, thực phẩm chức năng hoặc thuốc có tác dụng hỗ trợ về sức khỏe sinh sản của người trưởng thành
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày bằng các môn thể thao như cầu lông, bơi lội, đá bóng, nhảy dây… để trẻ rèn luyện sức khỏe và trau dồi thêm kỹ năng sống cho bản thân
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với các loại máy móc, thiết bị điện tử có khả năng phát xạ hoặc từ trường cao
  • Bố mẹ có thể định kỳ cho trẻ đến phòng khám chuyên sâu về nội tiết Nhi để có các tư vấn kỹ lưỡng nhất.
  • Một số bệnh viện điều trị dậy thì sớm như: Bệnh viện nhi Trung Ương, bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2, bệnh viện Vinmec

Lời kết

Trên đây là những thông tin mà bố mẹ cần biết về vấn đề “trẻ dậy thì sớm khi nào cần điều trị?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình đồng hành với sự phát triển của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin từ: Bệnh viện Nhi đồng I, Bệnh viện Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi