X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Xót xa trẻ bị tai nạn giao thông ngay trước cổng bệnh viện

Mất 6 phút để đọc
Xót xa trẻ bị tai nạn giao thông ngay trước cổng bệnh việnXót xa trẻ bị tai nạn giao thông ngay trước cổng bệnh viện

Nhiều phương tiện thông tin đại chúng liên tục cảnh báo về những nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi ra đường. Song, nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn giao thông vẫn xảy ra.

Xót xa trẻ bị tai nạn giao thông ngay trước cổng bệnh viện

Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương vì nhiều lý do. Chủ quan có, khách quan có…

Từ nạn ấu dâm đang được đề cập nhiều ở Việt Nam…

Đến nguy cơ bị đuối nước trong mùa hè…

Phổ biến nhất, có lẽ là những chấn thương đến với trẻ. Có thể là sân chơi, ngoài đường, thậm chí trong nhà, trẻ cũng có thể bị thương tích.

Vụ việc ở TP. HCM dưới đây là một ví dụ.

Đi khám bệnh, bị xe đâm nhập viện

trẻ bị tai nạn giao thông

Nơi xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc

Sáng 31/5, một em bé 20 tháng tuổi, nhà ở Nhà Bè, TP. HCM, được cha mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám bệnh viêm phế quản và viêm phổi.

Theo đúng quy trình, bé được thăm khám, tư vấn và phát thuốc để về nhà điều trị do bệnh tình không quá nặng.

Song, sự việc không dừng lại ở đó.

Trong lúc chờ mẹ lấy thuốc, bé được cha dẫn ra vỉa hè trước khuôn viên bệnh viện mua đồ ăn.

Bất ngờ, bé chạy ngược chiều trong đường ô tô lưu thông trước cửa bệnh viện.

Đúng lúc này, một ô tô 7 chỗ mang biển kiểm soát Đồng Nai lao tới và tông vào bé. Vụ tai nạn xảy ra quá nhanh! Bé bị kẹt ở phía sau bánh xe và bị rê đi một đoạn ngắn.

Dập não và chấn thương nặng

trẻ bị tai nạn giao thông

Tai nạn ở trẻ rất thảm khốc

Ngay lập tức, trẻ bị tai nạn gia thông được đưa vào khoa cấp cứu trong tình trạng môi bắt đầu tái, rung giật nhãn cầu hai bên.

Quá trình cấp cứu, các bác sĩ đặt máy thở cho bé, đồng thời dùng các phương pháp chống phù não.

Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy, trẻ bị tai nạn giao thông khiến dập não thái dương, phù não lan tỏa.

Hiện bé đang được điều trị tại khoa hồi sức, theo dõi sức khỏe. Tình trạng của bé vẫn chưa tiến triển tốt.

Tỷ lệ trẻ bị tai nạn giao thông rất cao

Cũng giống như trường hợp cậu bé 20 tháng tuổi nói trên, tại TP. HCM cũng vừa xảy ra một vụ việc thương tâm.

Khoa cấp cứu Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM tiếp nhận trường hợp em Trần Văn Minh, 14 tuổi trong tình trạng đa chấn thương, có nhiều vết thương trên mặt, vùng đầu và gãy chân trái do xe tải gây tai nạn giao thông rồi bỏ đi.

Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tụ máu ngoài màng cứng trán và thái dương, gãy – tụ dịch xoang hàm, gãy thân xương đùi trái, dập xuất huyết não.

May mắn thay, sau khi được điều trị tích cực, sức khỏe của em đã có chuyển biến tốt.

Nhiều nguy cơ khiến trẻ bị tai nạn giao thông

trẻ bị tai nạn giao thông

Do ngồi sau nên nhiều trẻ bị tai nạn liên quan đến não và đa chấn thương

Có thể thấy, với cơ sở hạ tầng còn hạn chế, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ tai nạn giao thông thuộc loại cao nhất Đông Nam Á.

Cũng xuất phát từ ý thức chủ quan của người dân…

Câu chuyện từ đối tác
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá

Nhiều phụ huynh chở con bằng xe máy, xe đạp điện. Nhưng, dường như họ quên không cho con đội mũ bảo hiểm.

Với trẻ nhỏ, không có dây đai bảo hiểm cho con…

Thậm chí, nhiều phụ huynh còn say xỉn vẫn tham gia giao thông với đứa trẻ ngồi đằng sau.

Làm sao để hạn chế tình trạng trẻ bị tai nạn giao thông

Xót xa trẻ bị tai nạn giao thông ngay trước cổng bệnh viện

Người lớn chủ quan khiến trẻ nhỏ gặp nạn

TheAsianParent xin nhắc lại khẩu hiệu mới nhất từ Bộ Giao thông Vận tải:

“Đã uống rượu bia thì không lái xe”

để nhắc mọi người về “đại dịch” này. Bởi bia rượu là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến tai nạn giao thông gia tăng ở Việt Nam. Đáng chú ý hơn, không chỉ người uống bia rượu bị tai nạn mà những người đi cùng cũng không tránh khỏi.

Khi tham gia giao thông

  • Với trẻ nhỏ, khi đèo con bằng xe máy nên có đai nịt cẩn thẩn
  • Không cho trẻ nhảy nhót trên xe máy
  • Tham gia giao thông với tốc độ vừa phải
  • Chú ý quan sát, hạn chế đột ngột chuyển hướng
  • Với ô tô, tuyệt đối không cho con leo trèo ở ghế trước
  • Cấm không cho con đụng vào cần số trên ô tô
  • Không đèo nhiều người, bao gồm cả trẻ em, trên cùng một chuyến xe máy

Khi chơi ở ngoài đường

  • Luôn đặt trẻ trong tầm quan sát của người lớn
  • Không đưa trẻ đến những nơi có nhiều xe cộ qua lại
  • Dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân
  • Hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng để phòng tránh tai nạn giao thông như cách qua đường…
  • Dạy trẻ biết cách xử lý nếu chẳng may bị tai nạn
  • Với những trẻ nhỏ, nên có đồng hồ đeo tay để xác định vị trí

Hy vọng rằng, với những gợi ý trên đây có thể phần nào giúp cho trẻ được an toàn.

Tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra!

Theo SaoStar

Xem thêm:

TAI NẠN THANG MÁY: trẻ bị mắc kẹt trên không- không ai chạy lại cứu

Tai nạn máy bay Lion Air rơi xuống biển với 189 hành khách, trong đó có hai bé sơ sinh trên máy bay

Rợn người trước những tai nạn khi làm đẹp của chị em phụ nữ và mẹ bầu

 

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

DAVE

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Xót xa trẻ bị tai nạn giao thông ngay trước cổng bệnh viện
Chia sẻ:
  • Bệnh nhân ngộ độc, tai nạn giao thông do rượu bia đầu năm 2020 vẫn cao dù có luật mới

    Bệnh nhân ngộ độc, tai nạn giao thông do rượu bia đầu năm 2020 vẫn cao dù có luật mới

  • Ôm siêu nhân khi vào viện mổ chân, bé trai 5 tuổi nghi chết do sốc phản vệ sau gây tê ở Viện 108

    Ôm siêu nhân khi vào viện mổ chân, bé trai 5 tuổi nghi chết do sốc phản vệ sau gây tê ở Viện 108

app info
get app banner
  • Bệnh nhân ngộ độc, tai nạn giao thông do rượu bia đầu năm 2020 vẫn cao dù có luật mới

    Bệnh nhân ngộ độc, tai nạn giao thông do rượu bia đầu năm 2020 vẫn cao dù có luật mới

  • Ôm siêu nhân khi vào viện mổ chân, bé trai 5 tuổi nghi chết do sốc phản vệ sau gây tê ở Viện 108

    Ôm siêu nhân khi vào viện mổ chân, bé trai 5 tuổi nghi chết do sốc phản vệ sau gây tê ở Viện 108

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn