Trẻ bị mẩn ngứa, phát ban, hiện tượng phổ biến thường gặp trong năm đầu đời của con. Nên xử lý và điều trị cho con như thế nào? Ba mẹ hãy cùng đọc bài viết sau để biết cách chăm sóc tốt nhất đối với làn da nhạy cảm của bé sơ sinh.
Có nhiều loại mẩn ngứa có thể xuất hiện ở các vùng da khác nhau của cơ thể trẻ. Nhưng hầu như chúng chỉ khiến bé cảm thấy khó chịu và có thể điều trị được. Nhìn chung bệnh mẩn ngứa sẽ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe hay tính mạng của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa
Trẻ em có một làn da rất nhạy cảm. Hơn nữa trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên da trẻ dễ bị kích thích và viêm nhiễm hơn so với người lớn. Những nguyên nhân phổ biến thường gây ra mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- nhiệt độ (quá nóng hoặc quá lạnh)
- dị ứng
- cọ sát
- ẩm ướt
- hóa chất
- nước hoa
- chất vải
- ngay cả phân của bé cũng có thể gây kích ứng da bé
- nhiễm virus và vi khuẩn cũng thường khiến da trẻ mẩn đỏ
Tùy thuộc vào nguyên nhân phát ban, nhưng nhìn chung hầu như bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng, đó có thể là mặt, cổ, thân người, chân, tay, vùng mặc tã, những nơi có nếp gấp, …
Các loại mẩn ngứa và phát ban thường gặp ở trẻ
Một số loại mẩn ngứa phổ biến nhất của trẻ sơ sinh bao gồm:
- mụn sữa (thường xuất i hiện trên mặt)
- viêm da tiết bã nhờn
- hăm tã
- chàm
- ban đỏ nhiễm khuẩn
- chân tay miệng
- phát ban nhiệt
- chốc lở
- phát ban truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, …
Cách điều trị mẩn ngứa cho trẻ
Tùy vào loại mẩn ngứa và phát ban mà ba mẹ cần có cách chăm sóc da cũng như tư vấn với bác sĩ về hướng điều trị cho bé.
Khi trẻ bị mẩn ngứa do hăm tã
Hăm tã là một trong những chứng nổi mẩn ngứa phổ biến nhất ở bé. Chỉ cần nước tiểu hoặc phân rây bẩn ra từ tã cũng sẽ khiến da bé dễ bị ứng đỏ. Cách tốt nhất giúp bé tránh bị hăm tã là:
- Thay tã thường xuyên
- Lau mông cho bé bằng vải mềm, ướt thay vì dùng giấy ướt đóng gói có chứa cồn và hóa chất (khi bé lớn hơn một chút thì mẹ nên rửa cho bé dưới vòi nước và lau khô là được)
- Sử dụng kem chống hăm phù hợp
- Với các bé đã ăn dặm, nên giảm thực phẩm có tính axit, chẳng hạn như cam quýt và cà chua, … trong chế độ ăn uống của bé
- Rửa tay trước và sau khi thay tã cho bé để phát ban không bị nhiễm trùng
Điều trị khi bé bị bệnh chàm
Đây cũng là một trong những loại mẩn đỏ phổ biến ở trẻ sơ sinh. Hiện chưa có thuốc đặc trị nhưng nếu ba mẹ biết cách chăm sóc da bé và giữ gìn môi trường sống thoáng mát thì có thể giúp bé giảm thiểu những kích ứng của bệnh. Các chuyên gia nhi khoa khuyên cha mẹ có con bị chàm nên:
- Luôn giữ gìn cơ thể con sạch sẽ, khô ráo
- Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của bé
- Tắm rửa bằng các sản phẩm sữa tắm, xà bông chuyên biệt
- Có thể tắm cho bé bằng bột yến mạch
- Sử dụng thuốc bôi theo đơn kê của bác sĩ
- Theo dõi xem trẻ có bị dị ứng với chất nào đó trong thực phẩm hay bên ngoài không
Khi trẻ bị mẩn ngứa do rôm sảy
Rôm sảy hay nổi sảy là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ba mẹ có thể yên tâm rằng, nếu biết cách chăm sóc bé đúng cách thì rôm sảy sẽ nhanh chóng khỏi mà không cần sử dụng đến bất kỳ loại thuốc nào cả. Chẳng hạn như các cách dưới đây:
- Thấm khô nước trên mặt, người bé sau mỗi lần tắm rửa
- Cho bé ngủ ở nơi mát mẻ
- Luôn luôn mặc quần áo với số lớp phù hợp theo từng mùa. Lưu ý là ba mẹ cần chọn cho bé quần áo với chất vải cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
- Đảm bảo làn da của trẻ luôn khô thoáng, nếu thấy bé ra mồ hôi, đặc biệt là những vùng có nếp gấp như bẹn, nách, cổ thì cần tắm rửa sạch sẽ, lau khô cho bé
- Có thể tắm cho bé với một số loại lá, quả mang tính mát như sài đất, mướp đắng, …
- Nếu trẻ đang bị rôm sảy thì không nên bôi bất cứ loại kem nào lên da trẻ vì điều này có thể khiến lỗ chân lông thêm bít tắc
Trẻ bị viêm da tiết bị nhờn
Viên da tiết bã nhờn hay còn gọi là cứt trâu khiến cho vùng da đầu xuất hiện nhiều vảy cứng, tự bong tróc sau một thời gian và không gây ngứa ngáy gì cho trẻ. Thông thường cứt trâu rất phổ biến với trẻ 3 tháng tuổi trở lên, có trẻ bị kéo dài nhưng cũng có trẻ chỉ cần tắm rửa đúng cách là sẽ tự khỏi.
Có thể thoa lên đầu bé một ít vaseline, dầu mát xa em bé, dầu ô liu, dầu dừa, jojoba hoặc dầu hạnh nhân. Với những bé bị nặng hơn bác sĩ có thể kê toa cho bé kem chống nấm.
Ngoài các bệnh phổ biến nói trên thì còn có các loại nổi mẩn ngứa khác nhưng cách điều trị sẽ tùy vào tình hình bệnh. Cách tốt nhất để giúp bé phòng chống được các bệnh ngoài da gây mẩn ngứa là cần giữ gìn cho làn da bé khô thoáng, dưỡng ẩm da của trẻ đúng cách, mặc quần áo thoáng mát theo mùa, ….
Nếu trẻ nổi mẩn ngứa kèm theo sốt, trẻ quấy khóc nhiều, da mẩn đỏ bất thường, có mủ, … thì ba mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Theo healthline
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!