X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Xé lòng bé sơ sinh bị bỏng toàn thân do rơi vào chậu nước sôi

Mất 4 phút để đọc
Xé lòng bé sơ sinh bị bỏng toàn thân do rơi vào chậu nước sôi

Đừng bao giờ rời mắt khỏi trẻ sơ sinh – Lời khuyên này không hề thừa. Chia sẻ từ một bà mẹ chỉ kịp quay lại khi thấy trẻ bị bỏng bởi nước sôi.

Nhìn thấy một đứa trẻ bị đau đớn, trẻ bị chấn thương, trẻ bị xe đâm hay trẻ bị bỏng thì bất kỳ ai cũng đau xót. Nhưng nỗi đau đó sẽ gấp nhiều lần nếu như nhìn thấy chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra rơi vào tình cảnh như vậy.

Và nếu đó là do mình gây ra thì…

Nỗi đau xé lòng người mẹ

trẻ bị bỏng

Người mẹ Ukraine sẽ mang theo nỗi ân hận suốt đời

Đến tận thời điểm này, chắc chắn cô Tetyana vẫn đang vô cùng ân hận khi nhìn thấy con của mình nằm trong bệnh viện.

Vào một ngày nọ, khi Tetyana đang pha nước cho Daniil – con của cô tắm. Một chậu nước nóng được Tetyana đặt trong phòng của bé.

Có lẽ, do nước quá nóng nên cô phải đi lấy thêm nước lạnh, tránh cho con mình bị bỏng.

Daniil đang chơi trên bàn, còn chậu nước sôi thì đang ở ngay dưới chân bàn.

Và điều cuối cùng mà cô muốn tránh lại xảy đến ngay tại thời điểm đó.

“Tôi chỉ kịp xoay người lại và thấy…”

trẻ bị bỏng

80% diện tích cơ thể Daniil bị bỏng

Chia sẻ sau khi mọi chuyện xảy ra, Tetyana vẫn vô cùng đau đớn và ân hận.

“Tôi chỉ kịp xoay người lại và thấy con rơi vào chậu nước nóng” – bà mẹ Ukraine nức nở.

“Tôi lao đến, kéo con ra ngoài nhưng đứa trẻ đã bị bỏng nặng. Tôi ôm bé, cuốn bé trong một tấm vải. Và đau đớn hơn, tôi còn nhìn thấy da của con tôi bị lột ra từng mảng, từng mảng một”

trẻ bị bỏng

Chỉ có trán, ngón tay và ngón chân là không bị ảnh hưởng

Daniil ngay sau đó được đưa tới bệnh viện ở Odessa trong tình trạng vô cùng nguy kịch. Ít nhất 80% cơ thể bé bỏng của em bị tổn thương. Chỉ có vùng trán, ngón tay và ngón chân là may mắn hơn một chút.

Các bác sỹ đã làm tất cả mọi thứ cho đứa trẻ bị bỏng để cứu mạng sống của em. May mắn thay, em bé vẫn sống nhưng chắc chắn những di chứng sẽ theo em đến suốt cuộc đời.

Và cũng như vậy, người mẹ của đứa trẻ bị bỏng cũng sẽ mang theo nỗi ân hận này đến cuối cuộc đời.

Xử lý khi trẻ bị bỏng

trẻ bị bỏng

Không gì tàn phá cơ thể nhanh hơn bà hỏa

Khi thấy trẻ bị bỏng, rất nhiều người cảm thấy đau đớn, bủn rủn ra và hầu như không thể làm gì được cả. Trạng thái này diễn ra phổ biến ở những người mẹ – cũng dễ hiểu thôi, của đau con xót mà.

Điều dầu tiên cần làm chính là bình tĩnh, phân tích tình huống và hành động nhanh khi trẻ bị bỏng.

Sơ cứu trẻ bị bỏng cấp độ 1

  • Đưa trẻ ra khỏi nguồn nhiệt ngay
  • Lột bỏ quần áo khu vực bỏng ngay lập tức
  • Xả nước mát vào vùng bỏng.
  • Không xoa bất kỳ loại bơ, dầu mỡ hoặc rắc bất kỳ bột gì vào vết thương để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
  • Giảm đau cho trẻ bằng acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sơ cứu trẻ bị bỏng cấp độ 2 và 3

trẻ bị bỏng

Những vết thương do trẻ bị bỏng thường vô cùng đau đớn

  • Đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt
  • Giữ trẻ nằm xuống, nâng vùng bị bỏng cao lên
  • Thực hiện giống các bước sơ cứu ở dạng bỏng cấp độ 1
  • Không làm vỡ bóng nước do phồng rộp
  • Chườm nước mát quanh vùng bị bỏng 3 – 5 phút đến khi có sự hỗ trợ y tế.

Theo Kidspot

Xem thêm:

TRẺ BỊ BỎNG NƯỚC SÔI: Các bước sơ cứu cơ bản dành cho cha mẹ

Hà bá gọi tên, 8 trẻ đuối nước trong cùng một đội bóng

 

Câu chuyện từ đối tác
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

DAVE

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Xé lòng bé sơ sinh bị bỏng toàn thân do rơi vào chậu nước sôi
Chia sẻ:
  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it