Trẻ 7 tháng khóc không ra nước mắt có nguy hiểm hay không? Lý giải hiện tượng này

Nếu phụ huynh thấy con mình có biểu hiện khóc nhưng trẻ không tiết nước mắt, và lúc bình thường trẻ không khóc nhưng lại xuất hiện nước mắt chảy tràn mi mắt. Lúc này phụ huynh sẽ thấy có chất nhầy được chảy ra từ tuyến lệ. Trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt và gỉ mắt có thể là dấu hiệu của việc tắc tuyến lệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 7 tháng khóc không ra nước mắt có bình thường hay không? Trẻ sơ sinh thường khóc rất nhiều. Tuy nhiên, có tình trạng trẻ 7 tháng nhưng lại khóc không ra nước mắt. Hiện tượng này tuy không quá nguy hiểm nhưng phụ huynh vẫn cần lưu ý.

  • Vì sao trẻ khóc không ra nước mắt?
  • Tắc tuyến lệ ở trẻ là gì?
  • Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
  • Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị tắc tuyến lệ?

Suốt 2 tháng đầu đời bạn có thể bắt gặp tình cảnh bé khóc rất nhiều, nhưng lạ một điều là chẳng có một giọt nước mắt nào. Điều này được các bậc phụ huynh gọi vui là hiện tượng "nước mắt cá sấu". Thế nhưng đây cũng là một thắc mắc của nhiều ba mẹ, họ cũng lo lắng liệu đứa trẻ khóc không ra nước mắt có phải do bệnh lý nào hay không?

Tuy nhiên các chuyên gia lý giải như sau, do tuyến nước mắt của trẻ sơ sinh chỉ sản xuất nước mắt với số lượng nhỏ đủ để bôi trơn và bảo vệ đôi mắt của trẻ. Vì thế, bé sẽ không có nước mắt dư thừa để có thể tạo thành những giọt nước mắt trào ra trên khóe mắt mỗi khi khóc. Vậy tại sao lại có hiện tượng thú vị này nhỉ?

Vì sao trẻ khóc không ra nước mắt?

Trẻ sơ sinh khóc không chảy nước mắt là điều dễ gặp. Các bé ở độ tuổi từ 0 đến 3 tháng tuổi có tuyến lệ phát triển chưa đầy đủ. Lúc này tuyến lệ chỉ tạo được số lượng nước mắt ít, đủ để bôi trơn cử động mắt. Khi bé lớn dần, tình trạng này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên việc trẻ khóc ra nước mắt còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Có những bé sau sinh tầm 1 tháng đã có nước mắt. Lại có những bé cần đến 8 tháng thì khóc mới ra nước mắt.

Việc trẻ khóc không ra nước mắt liên quan đến cơ địa

Vì vậy trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi khóc không ra nước mắt là điều bình thường. Mẹ không cần phải lo lắng. Để chắc chắn hơn, phụ huynh có thể đưa bé đến khám nhãn khoa. Trong một số trường hợp trẻ có thể bị mắc bệnh về tuyến lệ, các bác sĩ sẽ có cách để can thiệp kịp thời.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ khóc không ra nước mắt thì bé có nguy cơ đang mắc phải triệu chứng tắc tuyến lệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết liên quan:

Tắc tuyến lệ ở trẻ là gì?

Trong thực tế, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh rất khó để phát hiện. Chỉ khi bé càng lớn, cha mẹ mới có thể thấy được bệnh này một cách rõ ràng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tắc tuyến lệ cũng là nguyên nhân khiến trẻ khóc không ra nước mắt

Nếu phụ huynh thấy con mình có biểu hiện khóc nhưng trẻ không tiết nước mắt, và lúc bình thường trẻ không khóc nhưng lại xuất hiện nước mắt chảy tràn mi mắt. Lúc này phụ huynh sẽ thấy có chất nhầy được chảy ra từ tuyến lệ. Trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt và gỉ mắt có thể là dấu hiệu của việc tắc tuyến lệ.

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân của việc tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là do các tế bào mô không tạo được những ống dẫn để hình thành ống mũi lệ khi xuống mũi. Bên cạnh đó, việc tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh còn do tuyến lệ ở trẻ bị viêm, nhiễm. Làm cho nước mắt không lưu thông từ mắt xuống mũi của trẻ. Vì vậy, những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài, khiến cho mắt bé bị ngập nước mắt.

Nước mắt được tạo là từ tuyến lệ đạo. Sau đó di chuyển trên mắt với sự giúp đỡ của mí mắt. Lúc này nước mắt giúp cho đôi mắt được bôi trơn và làm sạch. Khi bé cử động mắt, những giọt nước mắt bị ép vào trong các ống dẫn ở góc của mắt. Vì vậy nước mắt được thoát ra, nhỏ xuống ống lệ tỵ vào phía sau mũi. Nếu ống dẫn bị viêm tắc thì nước mắt sẽ không thoát ra ngoài được. Gây ra hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình tạng tắc tuyến lệ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết liên quan:

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa mẹ cần làm gì? Có nên cho trẻ bú lại không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị tắc tuyến lệ?

Vậy trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ có sao không? Phần lớn trẻ bị tắc tuyến lệ thường không cần phải điều trị. Theo thống kê thì 90% tuyến lệ có thể tự thông suốt trở lại khi bé lớn lên ở độ tuổi từ 1-2 tuổi. Tuy nhiên, với những trẻ bị tắc tuyến lệ, cha mẹ cần biết cách để làm vệ sinh mắt cho bé.

Tắc tuyến lệ không cần điều trị, chỉ cần chăm sóc đúng cách

Cách vệ sinh mắt cho bé như sau:

  1. Dùng bông gòn thấm nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý để lau mắt cho bé.
  2. Cha mẹ hãy lau nhẹ mắt bé, lấy hết ghèn, gỉ dính trên mắt bé.
  3. Thực hiện việc vệ sinh này từ 3-5 lần 1 ngày để giữ mắt bé luôn sạch sẽ.
  4. Khi cha mẹ thực hiện việc vệ sinh mắt cho bé nhớ chú ý thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh làm trầy xước dẫn đến viêm nhiễm.
  5. Nếu mẹ thấy mắt bé bị sưng đỏ, lúc này mẹ phải đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được tư vấn khám chữa kịp thời.
  6. Bên cạnh đó, mẹ có thể thực hiện việc mát xa tuyến lệ. Trước khi làm, mẹ cần cắt ngắn móng tay và vệ sinh tay sạch sẽ. Mẹ mát xa từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển xuống phía mũi. Mẹ cần làm từ 5-10 lần mỗi ngày. Mỗi lần khoảng 10 phút.
  7. Mát xa tuyến lệ sẽ tạo áp lực nhẹ lên ống dẫn lệ, giúp chất lỏng được lưu thông và giải phóng những điểm bí tắc.

Kết

Trẻ 7 tháng tuổi khóc không ra nước mắt là một hiện tượng bình thường. Cha mẹ không cần phải lo lắng đến vấn đề này. Trong trường hợp cha mẹ nghi ngờ bé bị mắc phải bệnh tắc tuyến lệ thì có thể đưa bé đến khám nhãn khoa để có được kết luận chính xác nhất. Bên cạnh đó, khi mẹ đưa bé đi khám, bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên phù hợp để mẹ có thể chăm sóc bé tốt hơn.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ