Trẻ 7 tháng ăn trứng gà được không là thắc mắc của các mẹ bỉm đang trong quá trình cho con ăn dặm. Mẹ chỉ nên cho bé ăn 1/2 lòng đỏ trứng mỗi ngày là hợp lí ở độ tuổi này. Để hiểu rõ hơn về cách chế biến và hàm lượng cần thiết để trẻ hấp thụ tốt, mời các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
- Giá trị dinh dưỡng của trứng gà
- Trẻ 7 tháng có ăn được trứng gà không
- Bé 7 tháng tuổi nên ăn bao nhiêu trứng là tốt
- Cách chế biến trứng cho bé
- 1 số lưu ý khi chế biến trứng gà thành món ăn cho bé.
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà
Trước khi giải đáp trẻ 7 tháng ăn trứng gà được không, chúng ta hãy tìm hiểu về trứng gà. Thành phần trứng bao gồm lòng đỏ và lòng trắng.
Lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng. Trong 100g lòng đỏ có:
- Protein 13,6 gam;
- Lipid 29,8 gam;
- Canxi 134 mg;
- Sắt 7.0 mg;
- Kẽm 3.7 mg;
- Folat 146 μmg;
- Vitamin A 960 μg;
- Cholesterol 2000mg
- Nhiều các vitamin và khoáng chất khác.
Trứng gà là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (Ảnh: istockphoto)
Lòng trắng ít chất dinh dưỡng hơn. Trong 100g có: 10,3g protein; canxi 19 mg. Trứng gà cũng là nguồn vitamin và chất khoáng tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, i-ot… Các vitamin như B1, B6, A, D, K thường tập trung đa phần ở lòng đỏ. Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6).
Bạn có thể chưa biết:
Cháo trứng gà cho bé – 8 công thức chế biến vừa dễ làm vừa hấp dẫn
Trẻ 7 tháng ăn trứng gà có được không?
Như đã tìm hiểu ở các thành phần của trứng gà, protein có trong trứng gà cung cấp cho trẻ một lượng chất đạm dồi dào, nếu như được chế biến hợp lí bé sẽ có thể hấp thụ hoàn toàn lượng chất đạm có trong trứng. Với hàm lượng chất béo thấp, các mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ ăn cháo trứng sẽ không gây táo bón ở trẻ. Hầu hết trẻ em đều thích mùi vị của trứng, bởi trứng có thể kết hợp cùng nhiều loại nguyên liệu khác, dễ ăn, không có mùi khó chịu.
Trẻ 7 tháng ăn được trứng gà chưa – Câu trả lời là có. Trẻ 7 tháng có thể ăn được trứng gà. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần phải lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều vì hàm lượng chất béo trong trứng cao dễ làm trẻ đầy bụng, khó tiêu, hay rối loạn tiêu hóa.
Do đó, tùy theo tháng tuổi mà ba mẹ cho trẻ ăn trứng gà theo số lượng khác nhau như sau:
- Trẻ từ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn ½ lòng trứng gà/bữa, ăn 2 – 3 lần/tuần.
- Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trứng 1 tuần…
Mẹ có thể cho bé 7 tháng ăn trứng gà (Ảnh: istockphoto)
Trẻ ăn bao nhiêu trứng gà là tốt?
Trứng là món ăn bổ dưỡng nhưng dễ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu và dễ gây dị ứng. Bé mấy tháng ăn được trứng gà? Từ khoảng 6 tháng trở đi có thể cho trẻ ăn trứng nhưng cần phải ăn đúng liều lượng.
- Với trẻ 6 – 7 tháng tuổi thì chỉ nên ăn ½ lòng trứng gà/bữa, ăn 2 – 3 lần/tuần.
- Trẻ 8 – 12 tháng tuổi có thể ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trứng 1 tuần.
- Trẻ 1 – 2 tuổi thì nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
- Với trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu trẻ thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.
Tuy nhiên, sau khi trẻ ăn trứng gà và có hiện tượng bị dị ứng. Bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ và ngừng cho bé ăn trứng.
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng trứng gà
Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi trẻ 7 tháng có ăn được trứng gà không là có, tuy nhiên không phải bé nào ở độ tuổi này ăn trứng gà cũng đều không có vấn đề gì. 1 số bé cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với trứng gà và ba mẹ cần chú ý theo dõi các biểu hiện sau để dừng cho bé ăn món ăn này:
- Phát ban da, nổi mề đay là phản ứng dị ứng phổ biến nhất
- Viêm mũi dị ứng
- Buồn nôn, chuột rút, nôn mửa
- Dấu hiệu bệnh hen suyễn và các triệu chứng như đau thắt ngực, ho hoặc khó thở
- Sốc phản vệ: co thắt đường hô hấp, cổ họng bị sưng, đau bụng và chuột rút, mạch nhanh…
Nếu thấy trẻ có các phản ứng này, mẹ nên dừng cho trẻ ăn trứng ngay và mang bé đến cơ sở y tế gần nhất.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ 7 tháng ăn váng sữa được không và những điều mẹ cần biết khi cho con ăn “siêu thực phẩm” này
Trứng nên chế biến thế nào là tốt nhất?
Không cho bé ăn trứng sống hay hòa tan trứng sống vào cháo hoặc canh nóng. Nên luộc hoặc nấu chín trứng để phòng bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn chứa chất chống lại vitamin H. Vitamin H giúp hấp thu protein, bột – đường cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Vậy nên, ăn trứng sống hoặc chín tái sẽ gây hại cho cơ thể.
Rán trứng hoặc ốp la dùng lửa to sẽ khiến bên ngoài bị cháy, bên trong chưa chín. Lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2… còn lòng đỏ khi đó chưa được diệt khuẩn. Vì vậy, rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín.
Ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%. Trứng luộc là 100%. Khi rán trứng thì cần chín tới là 98,5%. Trứng rán già là 81%. Còn trứng ốp thì 85%. Trong khi đó, trứng chưng cần 87,5%. Do đó tốt nhất là nên ăn trứng luộc chín tới. Như vậy không những bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất… mà vitamin cũng ít bị mất.
Tốt nhất là cho trẻ ăn trứng luộc (Ảnh: istockphoto)
Một số cách chế biến trứng cho trẻ
Trẻ 6-12 tháng: Nên cho ăn bột trứng.
Đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau. Bột sôi rồi đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên lần nữa là được. Không nên đun quá lâu dẫn đến khó hấp thu dưỡng chất. Không nên luộc chín trứng rồi nghiền lòng đỏ nấu bột. Lý do là qua nhiều lần chế biến, trứng sẽ mất dưỡng chất và khó hấp thu.
Trẻ 1-2 tuổi: Có thể ăn cháo trứng.
Tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được. Ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn…
Những thực phẩm không nên kết hợp với trứng gà
- Sữa đậu nành: Không nên cho bé ăn trứng cùng với sữa đậu nành vì đậu nành có chất ức chế trypsin, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu protein trong lòng trắng trứng
- Thịt thỏ, thịt ngỗng có tính hàn, cấm kỵ kết hợp với trứng
- Quả hồng: Ăn hồng sau khi ăn trứng dễ gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây viêm dạ dày cấp tính, do đó kể cả người lớn cũng tuyệt đối không nên ăn 2 loại thực phẩm này gần nhau.
Ngoài ra mẹ cũng cần nhớ không được cho bé ăn trứng đã nấu chín để qua đêm vì sẽ sinh ra vi khuẩn và làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Lưu ý khi luộc trứng
Cách luộc trứng đúng cách, giữ nguyên chất dinh dưỡng: Cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa nấu khoảng 2 phút rồi tắt bếp, ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, bạn có thể thêm một ít muối để trứng không bị vỡ.
Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay. Cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to. Nó sẽ làm dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.
Nguồn tham khảo: Nên cho trẻ ăn trứng như thế nào? – Báo Tuổi Trẻ
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!