Các bé 4 tháng tuổi thường sẽ bắt đầu tóp tép miệng khi nhìn người lớn ăn. Lúc này chúng ta có nên chỏ trẻ ăn dặm? Và trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày? Hãy cùng theo dõi nhé!
Nên cho bé ăn dặm khi nào?
Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng và dồi dào dưỡng chất nhất. Thông thường, trẻ được 5-6 tháng tuổi, mẹ mới bắt đầu chế độ ăn dặm cho bé. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi khi nhận thấy bé có một số dấu hiệu sau:
- Sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu ăn của con khiến bé đòi bú liên tục
- Luôn tóp tép miệng
- Trẻ có hành động “thèm” khi thấy người khác ăn
- Bé đã ngồi được vững vàng
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý rằng, tuyệt đối không cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi vì bất cứ lý do gì hoặc trẻ chưa có biểu hiện đòi ăn bởi cơ thể trẻ chưa thể tiêu hóa được thức ăn thô. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa?
Để trả lời cho câu hỏi “Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?” thì mẹ nên nhớ một số nguyên tắc dưới đây để cho bé ăn dặm một cách khoa học nhất.
Dù mẹ có cho con ăn dặm theo kiểu truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật đi chăng nữa thì đây cũng cần phải thực hiện đúng 4 nguyên tắc này.
Cho bé ăn dặm từ thức ăn loãng đến đặc
Từ khi sinh ra, bé đã quen với nguồn thức ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Để bé làm quen với đồ ăn dặm thì mẹ nên để cho con thích nghi từ thức ăn dạng lỏng đến đặc dần.
Thức ăn loãng giúp bé dễ tiêu hóa, không bị nghẹn, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Sau đó, mẹ hãy tăng độ đặc của thức ăn lên như ăn lợn cợn, ăn sền sệt, ăn thô và dần đến ăn cơm.
Nguyên tắc cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Lúc mới ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn mỗi ngày 1 bữa, mỗi bữa chỉ cần 1-2 muỗng. Khi bé lớn hơn và đã thích nghi với việc ăn dặm, mẹ hãy tăng số lượng thức ăn và số bữa lên. Mẹ có thể cho con ăn đều đặn theo thời gian biểu nhất định trong ngày sáng – trưa – chiều – tối.
Mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều vì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé nói riêng và sức khỏe của bé nói chung.
Nguyên tắc chọn thực phẩm cho bé ăn dặm
Thực phẩm chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ, trong đó có giai đoạn bé ăn dặm. Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng cho bé phát triển cân đối, khỏe mạnh như:
- Đạm: Sữa, trứng, thịt, cá,…
- Đường bột: Bột gạo, ngũ cốc,..
- Chất béo: Dầu cá hồi, dầu đậu nành, dầu oliu
- Nhóm Vitamin và khoáng chất: Rau củ quả tươi, trái cây,…
Nguyên tắc ăn từ bột ngọt sang bột mặn
Để giúp bé dễ dàng làm quen với quá trình ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thức ăn có vị ngọt trước như bột ăn dặm, củ quả xay nhỏ và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này giúp bé thích thú hơn vì đồ ăn có vị ngọt giống sữa mẹ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn một số loại bột bán sẵn trên thị trường dành riêng cho bé bắt đầu ăn dặm.
Khi bé đã thích nghi với việc ăn ngọt, mẹ bắt đầu chuyển sang nấu đồ ăn mặn cho bé từ thực phẩm như cá, trứng, tôm,… để bé nhận được nhiều dinh dưỡng cần thiết khác. Mẹ nên chú ý quan sát trong quá trình ăn bột mặn xem bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào không để dừng lại ngay.
Mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi các món ăn, nếu bé không thích món này thì mẹ đổi sang món khác. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé uống nhiều loại nước ép trái cây khác nhau.
Tuy nhiên, đây là giai đoạn bé vẫn bú sữa mẹ là chính nên mẹ hãy xem đồ ăn dặm chỉ là bổ sung thêm, không ép bé ăn quá nhiều dẫn đến bé bú ít sữa mẹ.
Lưu ý khi cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm
Theo các chuyên gia, độ tuổi ăn dặm hợp lý nhất cho bé là khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp bé háu ăn hoặc nguồn sữa của mẹ không đủ thì mẹ mới nên cho bé ăn dặm sớm từ 4 – 5 tháng tuổi.
Mặc dù bé đã làm quen với việc ăn dặm hàng ngày nhưng mẹ cũng đừng quên rằng ăn dặm chỉ là bữa phụ, còn nguồn thức ăn chính ở giai đoạn này của bé vẫn là sữa mẹ.
Để đảm bảo sức khỏe cho bé phát triển khỏe mạnh toàn diện thì mẹ nên cho bé bú càng lâu càng tốt. Ngoài ra mẹ nên kết hợp với thức ăn dặm cũng như sữa công thức để giúp bé đa dạng nguồn dinh dưỡng hơn.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa” và gợi ý những món ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo. Dù cho bé ăn dặm theo cách nào thì mẹ cũng nên ghi nhớ những nguyên tắc trên đây để có thể chăm con một cách an toàn và chuẩn nhất.
Xem thêm
- Cách cho con bú không bị sặc và cách xử lý khi bé sặc sữa
- Giải đáp thắc mắc mẹ bỉm: bé ăn dặm đi ngoài như thế nào?
- Bánh cho bé ăn dặm loại nào tốt và phù hợp nhất cho sự phát triển của con?