Trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay giật mình có phải là phản xạ tự nhiên hay dấu hiệu con thiếu chất?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 3 tháng ngủ hay giật mình là phản xạ tự nhiên nhưng bên cạnh đó vẫn có những tác động bên ngoài. Một số cách dưới đây sẽ giúp bé ngủ ngon và sâu hơn như quấn khăn cho trẻ, cho con vận động nhiều hơn, nằm cạnh bé khi ngủ, không bế con ngủ trên tay…

Tất cả sẽ được trình bày đầy đủ trong bài viết dưới đây, các mẹ cùng dành chút thời gian tham khảo nhé!

Trẻ 3 tháng ngủ hay giật mình có phải là phản xạ tự nhiên?

Theo giải thích của bác sĩ, trẻ sơ sinh đêm ngủ hay giật mình là một hiện tượng tự nhiên. Đặc biệt, tần suất xuất hiện sẽ thưa dần và dứt hẳn trong khoảng 4-6 tháng. Bởi khi sinh ra thì các tế bào thần kinh của con chưa hoàn thiện và cùng với sự khác biệt giữa môi trường bên ngoài và bên trong bụng mẹ.

Vì vậy, khi con gặp tiếng động nhỏ hay một thay đổi đột ngột nào đó thường có cảm nhận về sự rơi của cơ thể nên trẻ 3 tháng ngủ hay giật mình. Biểu hiện trẻ giật mình là mở rộng tay, chân, cong lưng rồi gập cong và cuộn tròn người lại. Đồng thời, tay chân của con bắt đầu thu về phía người như một cách để bảo vệ cơ thể. Có một trẻ giật mình sẽ chìm vào giấc ngủ nhưng cũng có một số bé lại làm nũng tình dậy và ăn vạ quấy khóc.

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay giật mình là phản xạ tự nhiên

Nguyên nhân nào khiến trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay giật mình?

Trẻ 3 tháng ngủ hay giật mình là phản xạ tự nhiên. Nhưng bên cạnh đó cũng có những tác động bên ngoài khiến tần suất, mức độ và cách bé quay trở lại giấc ngủ có sự thay đổi. Vậy những nguyên nhân nào thường tác động khiến bé 3 tháng tuổi ngủ hay giật mình, quấy khóc?

  • Tác động từ môi trường bên ngoài: Có thể là tiếng ồn, âm thanh lớn xuất hiện đột ngột tác động đến giấc ngủ của con. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của con như ánh sáng, không khí, bụi bẩn…
  • Thiếu hụt dưỡng chất: Bé 3 tháng tuổi chỉ nhận dinh dưỡng qua nguồn sữa mẹ. Mà nhiều mẹ do kiêng nên ăn uống thiếu chất và con bị thiếu một số chất dinh dưỡng như canxi và vitamin D.
  • Ảnh hưởng từ người lạ, không hợp vía: Theo quan niệm dân gian nhiều bé sơ sinh thường sợ hãi khi gặp người lạ thường giật mình khi ngủ.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý khiến trẻ 3 tháng ngủ hay giật mình như rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp, sốt...
  • Nguyên nhân khác: Trẻ có thể bị đói bụng hay ăn nó quá tức bụng, côn trùng cắn, trang phục không thoải mái…

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể do trẻ đói bụng hay ăn quá no

Trẻ 3 tháng ngủ hay giật mình có thể do trẻ đói bụng hay ăn quá no

Mẹ phải làm gì để hạn chế tình trạng bé 3 tháng tuổi ngủ hay giật mình?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Nằm cạnh khi trẻ ngủ

Mẹ có thể nằm ngủ bên cạnh bé và cho con bú. Khi con chìm vào giấc ngủ thì sẽ tự động rời khỏi bầu vú mẹ. Mẹ cần chú ý khi để trẻ nằm bên cạnh thì không có vật đè nén khiến con ngạt thở khi ngủ.

Khi ngủ mẹ nên nằm cạnh con để có cảm giác an toàn

2. Mẹ không nên bé ngủ trên tay

Mẹ không nên bé trẻ ngủ trên tay mà ngay khi con có dấu hiệu buồn ngủ như mắt lờ đờ, miệng ngáp, chân tay phản ứng chậm… Hãy đặt con xuống giường nhẹ nhàng rồi ru con ngủ tiếp bằng cách vỗ vào mông. Bé sẽ không có cảm giác giật mình khi không còn trong vòng tay mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Quấn khăn cho trẻ

Mẹ có thể dùng khăn mềm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để quấn quanh người bé. Bé sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái và an toàn như đang nằm trong bụng mẹ và không còn cảm giác giật mình. Nhưng mẹ không được quấn quá chật vì có thể làm bé khó chịu và thức giấc.

Quấn khăn chuyên dùng cho trẻ sơ sinh

4. Tập cho trẻ vận động nhiều hơn

Bé đôi khi bị bó hẹp, ít vận động nên cảm thấy không thoải mái. Vì vậy, mẹ hãy cho bé vận động nhiều hơn để xương khớp của con được vận động linh hoạt hơn. Bé sẽ tăng phản xạ và kiểm soát được vận động của bản thân. Mẹ cho trẻ nằm ngừa và làm động tác đạp xe đạp hoặc để trẻ nằm sấp và tự ngóc đầu lên.

Trẻ 3 tháng ngủ hay giật mình là phản xạ tự nhiên và sẽ dần hết từ tháng thứ 4 trở đi. Nhưng bên cạnh đó là những tác động từ bên ngoài nên mẹ có thể áp dụng một cách ở trên giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen