Trẻ 2 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không? Nên cho bé ngủ bao lâu là đủ?

Hầu hết các bé 2 tháng tuổi đều không sẵn sàng cho một lịch ngủ cố định. Việc mẹ cố ép bé ngủ theo ý muốn sẽ ảnh hưởng xấu đến bé. Nhưng mẹ vẫn có thể khắc phục thói quen ngủ của bé, bằng cách tập luyện cho bé quen dần với lịch trình ăn-chơi-ngủ.

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ, nhất là những ai lần đầu làm cha mẹ. Theo các chuyên gia, bé 2 tháng tuổi cần ngủ trung bình 15.5 – 17 giờ một ngày. Trong đó, khoảng 8.5 – 10 tiếng vào ban đêm và khoảng 6 – 7 tiếng ban ngày, trải dài 3 – 4 giấc ngủ ngắn.

Cùng tìm hiểu trong bài viết này để dành cho con sự chăm sóc tốt nhất nhé!

  • Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
  • Bé sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
  • Trẻ 2 tháng tuổi ngủ nhiều, bú ít có sao không?
  • Những cách giúp trẻ ngủ ngon hơn

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Giữa tuần thứ 6 và tuần thứ 8, mẹ để ý sẽ thấy bé thay đổi thời gian ngủ từ từ. Bé sẽ bắt đầu ngủ ngày ít hơn và ngủ vào ban đêm nhiều hơn. Nhờ đó mà mẹ cũng sẽ được ngủ nhiều hơn, khoảng cách giữa các giấc ngủ của trẻ cũng sẽ tăng lên.

Ví dụ, nếu trước đó bé sẽ thức 2 giờ sau khi dậy, thì lúc này bé có thể thức đến 3 giờ. Khi 2 tháng tuổi bé cũng bắt đầu ngủ sâu hơn so với tháng đầu tiên. Như vậy, bé 2 tháng tuổi cần ngủ trung bình 15.5 – 17 giờ một ngày. Trong đó, khoảng 8.5 – 10 tiếng vào ban đêm và khoảng 6 – 7 tiếng ban ngày, trải dài 3 – 4 giấc ngủ ngắn.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh (Ảnh: Istock)

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Gina Poe – Khoa sinh học và mô hình tại Đại học California, Los Angeles, Hoa Kỳ – người đã nghiên cứu về giấc ngủ trong hơn 30 năm cho biết: Bố mẹ không nên đánh thức trẻ khi chúng đang ngủ, bất kể là ngày hay đêm, đặc biệt là là khi trẻ đang trong giai đoạn REM (một giai đoạn trong một chu kỳ ngủ, thường kéo dài 1,5 đến 2 giờ)

Trong giai đoạn này, bé sẽ trong trạng thái thả lỏng hoàn toàn, tạm thời tê liệt cơ, mắt di chuyển nhanh và liên tục có những giấc mơ. Trước 2 tuổi rưỡi, não bộ sẽ phát triển rất nhanh, nhất là khi trẻ ngủ. Não trẻ sẽ xây dựng và củng cố các khớp thần kinh để các tế bào não có thể giao tiếp với nhau thông qua các giấc mơ sống động xảy ra ở giai đoạn REM.

Đây là công việc cực kỳ quan trong ở trẻ dưới 2 tuổi rưỡi khi trẻ đang ngủ. Sau giai đoạn này, mục đích chính của giâc ngủ sẽ chuyển từ “xây dựng não bộ” sang “duy trì và sữa chữa” cho đến hết cuộc đời.

Bạn có thể xem:

Bé sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như 2 tháng tuổi, giấc ngủ rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ sau này. Trung bình trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có giấc ngủ dài và thường kéo dài vào ban đêm. Vậy trẻ 2 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không?

Câu trả lời là trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn tốt đối với trẻ. Nếu trẻ vẫn tăng cân đều, bú tốt thì mẹ hãy để bé ngủ thêm vài tiếng. Khi cơ thể trẻ cảm thấy thoải mái sẽ tự thức dậy.

Mẹ không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ, chẳng hạn như đánh thức dậy cho ăn thêm chẳng hạn. Vì vậy mẹ không cần e ngại trẻ 2 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không có gì đáng lo (Ảnh: Istock)

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ nhiều, bú ít có sao không?

Trẻ ngủ nhiều nhưng bú ít sẽ là điều mà mẹ cần bận tâm. Nếu trẻ không ăn ngon miệng mà lại ngủ quá nhiều so với bình thường, thì tinh thần bé không được tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn.

Tình trạng trẻ 2 tháng tuổi ngủ nhiều bú ít kéo dài sẽ như thế nào?  Điều đó có thể khiến cơ thể trẻ ốm yếu và suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi ngủ nhiều bú ít có thể do:

  • Bé đang mắc bệnh lý nào đó, sốt, cảm hoặc mắc bệnh đường hô hấp khiến bé uể oải, không muốn thức dậy để bú.
  • Mất nước do tiêu chảy có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngủ liên tục trong trạng thái mệt mỏi.
  • Viêm màng não cũng gây ra tình trạng bé ngủ li bì, hôn mê, bú ít.

Để giải quyết vấn đề trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít, hay ngủ nhiều bú ít, bố mẹ nên tập thói quen ngủ và bú cho trẻ từ khi được 3 tuần tuổi.

Bạn có thể xem:

Những cách giúp trẻ ngủ ngon hơn

Giấc ngủ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển trí tuệ của bé trong những năm đầu đời. Nếu ngủ không ngon giấc hoặc thiếu ngủ, bé có thể mệt mỏi, cáu gắt, không tập trung, hay khóc.

Đặc biệt, những trẻ mất ngủ thường xuyên có khả năng phát triển trí tuệ chậm hơn so. Do đó, mẹ cần phải đảm bảo cho bé ngủ đủ giờ cần thiết. Nếu thấy em bé 2 tháng tuổi không ngủ ngày, hoặc ngủ không đủ giờ trong một ngày, mẹ có thể áp dụng một số bí quyết dưới đây:

Cho bé bú thường xuyên

Khi được bú no bé sẽ ngủ ngon và khỏe mạnh hơn, nên mẹ cần cho bé ăn thường xuyên. Nhất là vào ban đêm, mẹ cần chủ động thức dậy để cho bé ăn. Vì bé có thể ngủ mà không nhận ra mình bị đói.

Tương tác với bé

Mẹ nên bắt đầu tương tác với bé ngay từ giai đoạn đầu đời. Dù bé không thể hiểu mẹ đang nói gì, nhưng điều này sẽ giúp mẹ phát triển kỹ năng giao tiếp với bé sau này.

Hành động tương tác cũng giúp bé thấy rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm, vì cha mẹ thường nói chuyện với con nhiều hơn vào ban ngày. Theo cách này, bé sẽ dần xác định được lúc nào là thời gian đi ngủ và thiết lập đồng hồ sinh học, ngủ đúng giờ.

Mẹ nên bắt đầu tương tác với bé ngay từ giai đoạn đầu đời (Ảnh: Istock)

Tập trung vào thói quen thay vì lên lịch ngủ cố định

Hầu hết các bé 2 tháng tuổi đều không sẵn sàng cho một lịch ngủ cố định. Việc mẹ cố ép bé ngủ theo ý muốn sẽ ảnh hưởng xấu đến bé. Nhưng mẹ vẫn có thể khắc phục thói quen ngủ của bé, bằng cách tập luyện cho bé quen dần với lịch trình ăn-chơi-ngủ. Sau khi cho bé bú một lúc, mẹ hãy đặt bé xuống giường rồi vỗ về, dỗ cho bé ngủ.

Tạo môi trường thoải mái

Tháng đầu tiên bé có thể ngủ ở bất cứ đâu, nhưng từ tháng 2 mẹ cần giữ cho phòng ngủ thoải mái, thoáng mát và yên tĩnh. Nếu trẻ 2 tháng tuổi ngủ không sâu giấc, mẹ hãy để bé ngủ ở trong phòng ngủ của bé thay vì ngủ ở nơi khác.

Qua bài viết này, mẹ đã biết trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ rồi đúng không nào. Hãy quan tâm đến giấc ngủ của trẻ, để trẻ có sự phát triển toàn diện nhất nhé!

Nguồn tham khảo: Nghiên cứu mới: Không nên đánh thức trẻ dưới 2 tuổi dậy khi bé đang ngủ – Tuoitre

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen