Bé yêu khôn lớn từng ngày là hạnh phúc của bậc làm cha mẹ. Chiều cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ. Theo dõi và cải thiện chiều cao là việc rất cần thiết đặc biệt từ lúc trẻ tròn 14 tháng. Vậy trẻ 14 tháng cao bao nhiêu là chuẩn? Những cách nào giúp bé phát triển chiều cao? Chúng ta hãy tìm hiểu bài viết sau.
Trẻ 14 tháng thường cao bao nhiêu cm?
1000 ngày đầu đời của trẻ được nhấn mạnh là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất. Trẻ tăng 25cm vào năm đầu đời và 2 năm tiếp theo, mỗi năm tăng 10cm. Chiều cao tăng như vậy nếu trẻ được bổ sung đủ và đúng dinh dưỡng. Vậy 14 tháng tuổi nằm trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ.
Một câu hỏi được đặc ra là trẻ 14 tháng cao bao nhiêu là chuẩn? Để biết được điều này chúng ta hãy cùng tham khảo bảng chiều cao dành cho trẻ 14 tháng.
Bảng chiều cao chuẩn cho bé gái 14 tháng:
Tháng | Chiều cao (cm) | ||
Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
14 | 71 | 76.4 | 81.7 |
Bảng chiều cao chuẩn cho bé trai 14 tháng:
Tháng | Chiều cao (cm) | ||
Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
14 | 73.4 | 75.5 | 78 |
Giải đáp được câu hỏi trẻ 14 tháng cao bao nhiêu là chuẩn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Bạn sẽ biết được bé nhà mình có đủ cao chưa. Nếu chưa đủ bạn hãy giúp bé phát triển chiều cao. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những cách giúp bé phát triển chiều cao nhé!
Những cách giúp bé phát triển chiều cao
Giúp bé phát triển chiều cao không chỉ dừng lại khi bé 14 tháng mà là một chặn đường dài. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bé phát triển chiều cao từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành.
Nắm vững giai đoạn phát triển vàng
Xương phát triển từ khi bé còn là bào thai. Đến khi sinh ra 1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng thứ 1 của bé. Trong năm đầu tiên bé sẽ tăng khoảng 25cm, bé trai có thể hơn bé gái 2cm.
Từ 1 tuổi trở đi, chiều cao của bé sẽ tăng chậm hơn. Chiều cao tăng chỉ 6-7cm một năm.
Tuổi dậy thì của bé gái vào khoảng 10-16 tuổi, bé trai khoảng 12-18 tuổi. Đây là giai đoạn vàng thứ 2 của trẻ. Trong thời gian này, từ 1-2 năm chiều cao của bé tăng vọt từ 10-20cm nếu đủ dưỡng chất. Sau thời gian này, chiều cao chỉ tăng khoảng 2cm một năm.
Chiều cao ở nam phát triển đến 25 tuổi, ở nữ phát triển đến 23 tuổi.
Ba mẹ cần nắm bắt đúng thời điểm để đầu tư chiều cao cho trẻ. Chỉ cần cung cấp đúng và đủ dinh dưỡng thì chiều cao của trẻ sẽ được như mong đợi.
Tập thể thao đúng cách
Tập thể thao là cách giúp trẻ phát triển chiều cao và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, tập thể thao cũng phải đúng cách mới đạt được kết quả mong muốn.
Thời gian trẻ tập thể thao là tối thiểu 1 tiếng/ ngày. Cường độ tập vừa phải và tăng dần. Nếu tập thời gian ngắn hơn hoặc chỉ vận động nhẹ, đi bộ thì không có tác dụng. Nhưng nếu tập quá căng thẳng sẽ tổn thương hệ cơ, dây chằng dẫn đến phản tác dụng.
Bài tập nào cũng tốt cho sức khỏe. Bạn có thể cho bé tập cử tạ, võ thuật, nhảy xa, uốn dẻo, yoga…Bài tập sẽ tác động trực tiếp lên mô sụn ở khớp xương, giãn gân, kéo dài cột sống, giúp phát triển chiều cao cực tốt.
Giữ cho bé tinh thần thoải mái
Căng thẳng kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, làm giảm lưu thông máu, rối loạn nồng độ hormone tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và hệ thần kinh ở trẻ. Do đó, giữ cho bé tinh thần thoải mái là cách giúp bé phát triển chiều cao.
Tránh tác nhân gây ức chế quá trình tăng trưởng
Thuốc lá, rượu, bia, các chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá cũng gây ức chế sự phát triển. Hệ xương và thần kinh của trẻ còn non nớt, nếu bị tác động sẽ ảnh hưởng đến chiều cao.
Tự ý sử dụng kháng sinh liều cao liên tục cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nên tập cho bé ngủ trước 22-24 giờ mỗi ngày, vì thời gian này 90% xương phát triển. Khi trẻ ngủ sâu và đủ giấc tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng chiều cao. Nên tập cho bé thói quen ngủ sớm, trước khi ngủ 30 phút có thể cho bé uống sữa. Không nên để đèn sáng khi ngủ.
Bổ sung dinh dưỡng đúng cách
Mẹ cần cung cấp thức ăn cho con cân bằng theo tháp dinh dưỡng, chú trọng nhóm protein, rau củ, kiểm soát nhóm tinh bột và chất béo, hạn chế đồ ăn nhanh, snack, nước ngọt, nước có gas. Những món khoái khẩu của trẻ g lại gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, làm suy giảm sự phát triển của sụn và xương khớp.
Xem thêm:
- Bảng chuẩn cân nặng của trẻ em Việt Nam cho trẻ 0-5 tuổi mới nhất
- Sự thật bất ngờ về Cân nặng của trẻ mà bác sĩ Mỹ sẽ bật mí cho mẹ
- Trẻ béo phì vì bố mẹ quá ám ảnh với bảng chiều cao cân nặng “chuẩn”