Trẻ 1 tháng tuổi bế vác được không? Có gây nguy hiểm cho con?

Trẻ 1 tháng tuổi bế vác được không? Hầu hết các mẹ bỉm sữa rất ưa thích tư thế này khi bế con từ lúc lọt lòng cho đến khi 1 tháng tuổi. Với tư thế này, mẹ có thể ôm bé vào lòng, kết nối với con nhiều hơn. Con của mẹ cũng sẽ dễ chịu và cảm thấy an toàn khi nghe được nhịp tim của bạn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 1 tháng tuổi bế vác được không? Khi bế vác trẻ, mẹ không nên để mặt bé úp vào người của mẹ vì có thể ảnh hưởng tới hô hấp của bé. Để bảo đảm an toàn và tránh gây tổn thương cho bé, mẹ nên một tay mẹ đỡ lấy phần đầu và cổ của bé, tay còn lại thì đỡ phần thân dưới và mông sao cho phần thân áp vào ngực mẹ.

  • Trẻ 1 tháng tuổi bế vác được không
  • Khi giúp con ợ hơi thì mẹ có thể bế vác trẻ 1 tháng tuổi được không
  • Các tư thế bế phù hợp với trẻ 1 tháng tuổi

Trẻ 1 tháng tuổi bế vác được không

Trẻ sơ sinh luôn thích được ba mẹ bồng bế trên tay. Con có thể cảm nhận tình yêu thương, hơi ấm từ mẹ hay ba khi được ẵm bồng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh bối rối không biết nên bế con ở tư thế nào, trẻ 1 tháng tuổi bế vác được không, có ảnh hưởng gì đến con không?

Có thể nói, với tư thế bế vác, trẻ 1 tháng tuổi có xu hướng thích thú và tận hưởng, vì bé có tầm nhìn rộng hơn và nhín ngắm thế giới xung quanh một cách dễ dàng hơn.

Trẻ 1 tháng tuổi bế vác được không? (Nguồn ảnh: unsplash)

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, trong giai đoạn bé từ 0 – 3 tháng tuổi, và trong chủ đề này là trẻ 1 tháng tuổi, thì mẹ nên hạn chế bế vác con. Vì lúc này trọng lượng đầu của bé bằng ¼ cả cơ thể, nếu bế đứng, phần đầu của bé sẽ dồn áp lực lớn lên xương cột sống, về lâu dài cột sống có thể ảnh hưởng.

 Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé mấy tháng thì bế cắp nách được? Bế cắp nách có phải là nguyên nhân khiến chân trẻ bị vòng kiềng?

Khi giúp con ợ hơi thì mẹ có thể bế vác trẻ 1 tháng tuổi được không

Có những trường hợp như lúc mẹ phải giúp con ợ hơi sau khi ăn thì thắc mắc trẻ 1 tháng tuổi bế vác được không lại xuất hiện. Để bảo đảm an toàn và tránh gây tổn thương cho bé, mẹ nên một tay mẹ đỡ lấy phần đầu và cổ của bé, tay còn lại thì đỡ phần thân dưới và mông sao cho phần thân áp vào ngực mẹ.

Tuy nhiên, mẹ không nên để mặt bé úp vào người của mẹ vì có thể ảnh hưởng tới hô hấp của bé, do đó khi bế đứng, mẹ hãy xoay mặt bé ra bên ngoài.

Các tư thế bế phù hợp với trẻ 1 tháng tuổi (Nguồn ảnh: unsplash)

 Mẹ có thể quan tâm:

Trẻ quen bế, đặt xuống là khóc không chịu ngủ thì phải làm sao?

Các tư thế bế phù hợp với trẻ 1 tháng tuổi

Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà – Bác sĩ Nhi – Sơ Sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long chia sẻ “Bế và ôm bé là việc làm mà mọi bà mẹ đều yêu thích, cảm nhận hơi ấm, mùi hương là cách truyền đạt tình yêu thương nhanh và gần gũi nhất giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cần biết cách bế bé sơ sinh để không gây ảnh hưởng đến bé. Trước khi bế, mẹ nên nhỏ nhẹ nói với bé rằng mẹ sẽ bế bé lên, sau đó luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông bé để bế bé lên một cách nhẹ nhàng để tránh làm trẻ hoảng hốt”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, trước khi bế con, ba mẹ và những người thân được bế nên để ý những điều sau:

  • Luôn đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi bế con;
  • Cảm thấy sẵn sàng, thoải mái và tự tin;
  • Khi bế trẻ 1 tháng tuổi, điều rất quan trọng là luôn để một tay đỡ đầu và cổ bé. Đầu của bé là phần nặng nhất trên cơ thể khi mới sinh. Trẻ sơ sinh thiếu khả năng kiểm soát các cơ cổ để tự nâng đỡ đầu của chúng. Cột mốc này thường không đạt được cho đến khi con gần 4 tháng tuổi.

Tư thế ôm trọn con vào lòng

Hầu hết các mẹ bỉm sữa rất ưu thích tư thế này khi bế con từ lúc lọt lòng cho đến khi 1 tháng tuổi và hơn thế nữa. Vì với tư thế này, mẹ có thể ôm bé vào lòng, kết nối với con nhiều hơn. Con của mẹ cũng sẽ dễ chịu và cảm thấy an toàn khi nghe được nhịp tim của bạn. Cách thực hiện như sau:

  • Nhấc bổng và ôm ghì bé sao cho đầu bé được đặt đối diện với ngực bạn.
  • Bàn tay và cánh tay phải của bạn nên đỡ trọng lượng cơ thể bé, trong khi đó bàn tay và cánh tay trái của bạn nên bảo vệ khu vực đầu và cổ bé.
  • Nên chắc chắn rằng đầu bé đang hướng về một bên để bé có thể thở.

Khi bế trẻ 1 tháng tuổi, điều rất quan trọng là luôn để một tay đỡ đầu và cổ bé (Nguồn ảnh: unsplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tư thế ôm ru bé ngủ

Đây được xem là cách phổ biến và đơn giản nhất để bế trẻ sơ sinh. Ưu điểm là mẹ có thể nhìn trực diện vào mắt bé. Cách thực hiện như sau:

  • Để ẵm bé, trước hết bạn nên đặt bé nằm xuống và từ từ nâng bé lên bằng cách luồn một tay xuống đỡ cổ và đầu bé trong khi tay kia luồn dưới lưng và hông bé.
  • Xòe rộng các ngón tay hết cỡ sao cho bạn có thể nâng bé lên sát với tầm ngực bạn. Cố gắng giữ bé vững hết sức có thể.
  • Nhẹ nhàng luồn tay đang đỡ đầu và cổ bé lên để đỡ cả lưng bé sao cho đầu và thân bé nằm dọc theo cánh tay bạn. Trong lúc này cả đầu và cổ bé sẽ tựa vào chỗ gập khủyu tay của bạn.
  • Cánh tay còn lại vẫn giữ nguyên tư thế, tức là vẫn nâng hông và phần dưới của bé.
  • Ôm bé lại gần bạn nhẹ nhàng ru bé qua lại nếu bạn muốn.

Tư thế mặt đối mặt

Đây là cách hay để giao tiếp với bé. Để thực hiện đúng phương pháp này, hãy tham khảo các bước dưới đây:

  • Đặt một tay sau đầu và cổ bé.
  • Tay còn lại hãy đặt ở phần thân và hông bé.
  • Bế bé dưới tầm ngực bạn sao cho mặt bé sẽ đối diện với mặt bạn.
  • Hãy làm mặt vui và ngộ nghĩnh để chọc cười bé.

Có rất nhiều thắc mắc, bối rối mà các bà mẹ phải trải qua và tìm hiểu trong qúa trình nuôi dạy con. Không có gì khó khăn cả vì bạn luôn có cộng đồng theAsianparent và các bác sĩ luôn kề bên. Hãy tìm đến chúng tôi nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Hướng dẫn đầy đủ về chăm sóc trẻ sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu