X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Con chết oan uổng vì mẹ BỎ THUỐC TÂY DÙNG TINH DẦU

Mất 5 phút để đọc
Con chết oan uổng vì mẹ BỎ THUỐC TÂY DÙNG TINH DẦU

Tinh dầu có thể là một sự thay thế toàn diện và tự nhiên hơn, nhưng hãy cẩn trọng khi sử dụng tinh dầu cho trẻ. Tinh dầu không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Sử dụng tinh dầu cho trẻ em như thế nào đúng cách?

Là mẹ, chúng ta luôn cố gắng mang đến cho con những điều tốt nhất – và mối quan tâm hàng đầu của mẹ thường liên quan tới sức khỏe của con. Ngày nay cha mẹ có xu hướng sử dụng các loại tinh dầu, vì họ tin nó tốt cho trẻ hơn dùng thuốc tây y. Nhưng, ngay cả các loại tinh dầu tự nhiên cũng cần được sử dụng một cách cẩn trọng và khoa học.

Nếu sử dụng không đúng cách, tinh dầu có thể gây ra hậu quả tai hại cho sức khỏe, như trường hợp thương tâm dưới đây.

tinh dầu cho trẻ em

Con đã chết vì mẹ sử dụng sai cách tinh dầu cho trẻ em

Tinh dầu và Thuốc: Khi nào không nên sử dụng tinh dầu cho trẻ em?

Một bác sĩ phòng cấp cứu ở Mỹ gần đây đã đưa tin trên mạng Twitter về một đứa trẻ bị hen suyễn. Họ đã không thể hồi sinh cậu bé vì mẹ cậu đã ngừng cho cậu dùng thuốc hen suyễn và thay thế bằng các loại tinh dầu. Bà mẹ đã thực hiện theo hướng dẫn của một bài báo mà bà đọc được ở đâu đó.

Đứa trẻ đã không còn phản ứng khi được đưa đến bệnh viện. Các bác sĩ đã cố gắng hết sức để hồi sức cấp cứu nhưng không có kết quả và thật đáng buồn là cậu bé đó không bao giờ tỉnh dậy nữa.

Tinh dầu là gì?

Tinh dầu có nguồn gốc từ các bộ phận khác nhau của cây như hoa, lá, thảo mộc, vỏ cây hay vỏ quả. Khi pha loãng, một số có thể được sử dụng trực tiếp, để ngửi hay thậm chí là ăn. Người ta sử dụngtinh dầu như một cách tự nhiên để thúc đẩy việc chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe.

Tuy nhiên chúng cũng rất đậm đặc và có thể gây ra tác dụng tiêu cực nếu không được sử dụng đúng cách. Người dùng quá nhiệt tình thậm chí sẵn sàng lựa chọn tinh dầu chứ không dùng thuốc để chữa bệnh. Nhưng rồi điều tồi tệ xảy ra…

Những điều NÊN và KHÔNG NÊN khi sử dụng tinh dầu cho trẻ em

tinh dầu cho trẻ em

tinh dầu cho trẻ em

Tinh dầu so với thuốc: Tinh dầu có thể là một sự thay thế toàn diện và tự nhiên hơn, nhưng nó không thể thay thế thuốc đối với những người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

# 1 – NÊN pha loãng trước khi sử dụng tinh dầu cho trẻ em

Hãy nhớ rằng con vẫn còn là một đứa trẻ, cơ thể nhỏ bé của chúng cần ít tinh dầu hơn để có được lợi ích tương tự như người lớn. Mẹ hãy nhớ câu “sai một li đi một dặm” nhé!

# 2 – NÊN sử dụng dầu nền khi thoa lên da của trẻ

Da trẻ nhạy cảm hơn nhiều so với da người lớn. Nó mỏng manh và dễ  bị kích ứng. Mặc dù các loại dầu an toàn với da mẹ, nhưng đối với trẻ lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Sử dụng các loại dầu an toàn cho trẻ em, luôn pha loãng tinh dầu, sử dụng dầu nền cho trẻ. Mẹ có thể dùng một số loại dầu dịu nhẹ như dầu hạt nho, dầu dừa, dầu hạnh nhân và dầu bơ.

# 3 – KHÔNG cho trẻ uống tinh dầu

Hãy nhớ rằng tinh dầu vô cùng đậm đặc và hiệu nghiệm. Một giọt tương đương với 15-40 tách trà dược liệu, hoặc 10 muỗng cà phê cồn. Một cách an toàn hơn cho trẻ em sử dụng tinh dầu là bằng cách khuếch tán hoặc bằng sử dụng tại chỗ.

# 4 – KHÔNG uống tinh dầu khi mang thai

Tinh dầu có thể ngấm qua nhau thai; nó ảnh hưởng đến em bé nhiều hơn người mẹ. Vì lý do này, mẹ bầu không nên uống tinh dầu trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, nó vẫn an toàn để khuếch tán và bôi ngoài da. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ loại dầu nào phụ nữ mang thai cần tránh hoàn toàn.

Có nên sử dụng tinh dầu thay thế thuốc?

tinh dầu cho trẻ em

Không, thực sự là không nên. Tinh dầu có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng nó không bao giờ nên thay thế thuốc, đặc biệt là đối với những người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong trường hợp mẹ phải lựa chọn giữa 2 phương pháp chữa bệnh tinh dầu và thuốc tây, cần cẩn trọng đánh giá tình trạng sức khỏe của con. Con đang ốm nặng hay chỉ là bị cảm lạnh một chút thôi?

Mặc dù bôi dầu có thể là một phương pháp tự nhiên ít tác dụng phụ hơn, tuy nhiên, chúng ta cần xem xét tình trạng bệnh của trẻ trước khi quyết định. Sẽ thật ngu ngốc khi từ chối dùng thuốc nếu rõ ràng, đứa trẻ đang rất cần nó.

Vì vậy, trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng, tuyệt đối không thể dùng tinh dầu để thay thế. An toàn của con trẻ là điều quan trọng nhất. Đừng để sự việc sự việc tương tự xảy ra với trẻ. Khi nghi ngờ, luôn hỏi ý kiến bác sĩ để có câu trả lời mẹ nhé!

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường

Theo: The Asianparent

Xem thêm các bài viết khác:

7 dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe của bé mà mẹ không nên bỏ qua

12 căn bệnh phổ biến của trẻ sơ sinh khiến mẹ bỉm sữa đứng ngồi không yên

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Mecoca

  • Home
  • /
  • Sản phẩm cho trẻ
  • /
  • Con chết oan uổng vì mẹ BỎ THUỐC TÂY DÙNG TINH DẦU
Chia sẻ:
  • Cách mặc quần áo cho bé sơ sinh giúp con không đổ mồ hôi trộm, lạnh bụng

    Cách mặc quần áo cho bé sơ sinh giúp con không đổ mồ hôi trộm, lạnh bụng

  • Ba mẹ hãy kiên nhẫn với bé khi bé không nhớ mặt chữ

    Ba mẹ hãy kiên nhẫn với bé khi bé không nhớ mặt chữ

  • Top 10 bình sữa cho bé sơ sinh được yêu thích năm 2022 giúp con bú khỏe, dễ mút

    Top 10 bình sữa cho bé sơ sinh được yêu thích năm 2022 giúp con bú khỏe, dễ mút

  • Cách mặc quần áo cho bé sơ sinh giúp con không đổ mồ hôi trộm, lạnh bụng

    Cách mặc quần áo cho bé sơ sinh giúp con không đổ mồ hôi trộm, lạnh bụng

  • Ba mẹ hãy kiên nhẫn với bé khi bé không nhớ mặt chữ

    Ba mẹ hãy kiên nhẫn với bé khi bé không nhớ mặt chữ

  • Top 10 bình sữa cho bé sơ sinh được yêu thích năm 2022 giúp con bú khỏe, dễ mút

    Top 10 bình sữa cho bé sơ sinh được yêu thích năm 2022 giúp con bú khỏe, dễ mút

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it