Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không? Đây có phải là loại trái cây thích hợp cho thai phụ có hàm lượng đường cao trong máu? Nếu được thì có món nào dễ ăn và làm không?
Nhiều thai phụ gặp phải đái tháo đường thai kỳ vẫn có thể “mẹ tròn con vuông” nhờ vào việc tuân thủ hướng dẫn cũng như kế hoạch điều trị từ phía các bác sĩ. Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bạn không nên tự ý tạo ra chế độ ăn của bản thân mà cần có sự trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ điều trị.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Nguyễn Hồ Duy, Chuyên khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM).
Thành phần dinh dưỡng của quả bơ
Bơ là quả của cây bơ, có tên khoa học là Persea americana, có nguồn gốc ở Mexico và Trung Mỹ. Thông tin dinh dưỡng sau đây được USDA cung cấp cho một quả bơ vừa, không có vỏ hoặc hạt (136 g).
- Lượng calo: 227
- Béo: 21g
- Natri: 11mg
- Carbohydrate: 12g
- Chất xơ: 9,2g
- Đường: 0,4g
- Protein: 2,7g
Ngoài ra, bơ còn có đến tổng cộng 14 loại vitamin phổ biến A, C, E, B2, B6, B5 cùng nhiều khoáng chất khác.
Lợi ích của bơ đối với sức khoẻ
- Ổn định huyết áp
- Kiểm soát cân nặng
- Ngăn ngừa ung thư
- Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm nhiễm
- Giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch
- Bảo vệ da khỏi các tia cực tím có hại và ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm của da
- Ngăn ngừa các vấn đề thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Tác dụng của bơ với bà bầu
- Ngăn ngừa dị tật thai nhi
- Giảm ốm nghén
- Phát triển trí não thai nhi
- Hạn chế chứng chuột rút ở chân
- Giảm nguy cơ tăng cân
- Giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng
- Giảm nguy cơ tiền sản giật
Loại trái cây siêu bổ dưỡng này chắc chắc thích hợp với các bà bầu có sức khoẻ bình thường. Nhưng với thai phụ chẳng may mắc tiểu đường thai kỳ thì sao? Chế ăn ăn uống của họ lúc nào cũng phải để ý nhắm tránh tình trạng đường tăng cao. Vậy liệu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không?
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không?
Kiểm soát tốt lượng đường và chất béo trong máu ở mức tối ưu khi bị tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Ăn bơ có thể giúp giảm một số yếu tố nguy cơ bệnh tim và điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ.
Bơ có hàm lượng carbs thấp và giàu chất xơ cùng chất béo lành mạnh, là lựa chọn tuyệt vời cho những người mang thai có lượng đường trong máu cao hoặc tiểu đường thai kỳ. Do đó, nếu thắc mắc liệu bị tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không, thì câu trả lời là hoàn toàn nên làm.
Theo một nghiên cứu, đưa quả bơ vào trong bữa ăn sáng có thể giúp ổn định lượng đường trong máu. Trên thực tế, mẹ bầu có thể ăn hàng ngày với lượng vừa phải để cải thiện độ nhạy insulin. Hơn nữa, quả bơ có thể giúp tăng cholesterol HDL (tốt) bảo vệ tim và giảm mức cholesterol LDL (xấu), có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim và tăng cường sức khỏe tổng thể trong thai kỳ.
Để biết chính xác lượng cần thiết và phù hợp cho thể trạng, hãy đảm bảo tham vấn ý kiến bác sĩ chăm sóc sức khoẻ thai kỳ của mẹ hay bác sĩ chuyên về dinh dưỡng nhé.
Gợi ý món ăn sáng bổ dưỡng giúp phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn bơ ngon miệng
Bữa sáng lành mạnh cùng trứng chần và quả bơ
Nguyên liệu
- Trứng 1-2 quả tuỳ sở thích
- Nửa quả bơ
- 2 lát bánh mì đen
- Một lát chanh
- Gia vị: tiêu; bột ớt và muối
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị bơ dầm ra thật mịn, vắt thêm ít chanh và cho thêm tiêu và bột ớt
- Bánh mì nếu thích có thể nướng sơ qua để nóng giòn.
- Sau đó phết lớp bơ vừa chuẩn bị lên lát bánh
- Cho nước vào nồi đun sôi trên lửa cao. Nước sôi bùng thì hạ nhỏ lửa cho nước trở về sôi nhẹ sủi tăm là được. Sau đó cho dấm vào, khuấy đều để dấm hòa với nước.
- Đập trứng trực tiếp vào nồi (nước sôi sủi tăm nhé). Luộc trứng trong vòng 3 – 4 phút, Không đụng vào trứng, lòng trắng trứng sẽ đông dần trong nước.
- Sau 3.30 – 4′ vớt trứng ra, cho vào nước đá lạnh để trứng ko chín thêm nữa. Vớt trứng ra khỏi nước lạnh đặt lên trên khăn giấy ăn và thấm nhẹ cho bớt nước.
- Để trứng chần lên lát bánh mì phết bơ và thưởng thức.
Bơ nướng trứng gà
Nguyên liêu và dụng cụ
- 1 quả bơ.
- 2 quả trứng gà.
- Gia vị: Tiêu, muối.
- Lò nướng.
Cách làm
- Bơ rửa sạch, cắt đôi và bỏ hạt. Khoét rộng thêm lỗ giữa quả bơ sao cho đủ chứa một quả trứng gà.
- Đập trứng cho vào giữa quả bơ.
- Nướng quả bơ chứa trứng trong lò nướng ở nhiệt độ 425 độ C trong khoảng 10-15 phút.
- Lấy bơ ra, rắc thêm chút tiêu, muối, có thể thêm chút rau mùi trang trí và thưởng thức.
Ý kiến của bác sĩ Nguyễn Hồ Duy, Chuyên khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM)
Nhiều thai phụ gặp phải đái tháo đường thai kỳ vẫn có thể “mẹ tròn con vuông” nhờ vào việc tuân thủ hướng dẫn cũng như kế hoạch điều trị từ phía các bác sĩ.
Nguyên tắc chung của kế hoạch điều trị bao gồm:
+ Biết cách theo dõi đường huyết của bản thân và giữ nó ở mức an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ
+ Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
+ Hoạt động thể lực thường xuyên và ở mức độ vừa phải
+ Tránh tình trạng tăng cân quá mức
+ Ghi nhận lại nhật ký hoạt động thể lực, dinh dưỡng mỗi ngày
+ Sử dụng Insulin/thuốc theo kê toa từ bác sĩ
Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bạn không nên tự ý tạo ra chế độ ăn của bản thân mà cần có sự trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ điều trị.
+ Carbonhydrates: đến từ các loại hạt, gạo, ngô,… trái cây và rau củ. Khi ăn thức ăn chứa nhiều carbonhydrates có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết do cơ thể sẽ tiêu thụ carbonhydrates và tạo ra đường – nguồn năng lượng “thiết yếu” cho cơ thể sử dụng trong hoạt động thường ngày. Một số thai phụ sẽ được khuyên tránh sử dụng những thức ăn có nhiều carbonhydrates và đường như bánh ngọt, các loại đồ ngọt tráng miệng, nước ngọt có gaz,…Tuy nhiên việc hạn chế quá mức carbonhydrates ngược lại sẽ dẫn đến nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe thai phụ. Một trong những cách để có thể cân bằng tốt lượng carbonhydrate sao cho vừa đủ nhu cầu là quy đổi thành phần carbonhydrates trong khẩu phần ăn thành gram và giữ chúng ở trong khoảng được khuyên bởi bác sĩ. Ví dụ: một 100 gram cơm trắng tương đương với 130 calo.
+ Thịt, cá: cung cấp protein, vitamin và một số các khoáng chất thiết yếu. Khi chế biến nên cắt bỏ phần mỡ của thịt hoặc phần da như da gà, da vịt vì chứa nhiều mỡ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể chế biến theo cách hầm, luộc, nướng mà không cần sử dụng thêm dầu, mỡ,…
+ Sữa, sữa chua, phô mai: thai phụ bị ĐTĐ thai kỳ nên chọn skim milk (sữa lược béo), các loại sữa chua không béo hoặc ít béo (1%)
+ Điều quan trọng là không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng vì gây đói dẫn đến mất kiểm soát trong việc chọn lựa thực phẩm phù hợp với sức khỏe thai phụ
Tạm kết
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp rất qua trọng với thai phụ bị tiểu đường. Một chút kiến thức, kỹ lưỡng, sáng tạo và chịu khó sẽ giúp mẹ không gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, mà còn tận hưởng hương vị của cuộc sống.
Xem thêm:
- Mẹ bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai môn được không?
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang?
- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!