Tiêm thuốc đẻ không đau có hại không? - Ưu và nhược điểm cần cân nhắc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

"Tiêm thuốc đẻ không đau có hại không?, Tiêm mũi đẻ không đau có tốt không? là thắc mắc phổ biến của hầu hết các bà bầu. Bởi trong quá trình sinh nở sản phụ sẽ cảm thấy đau dữ dội hoặc đau không thể chịu nổi.

Những sản phụ có ngưỡng chịu đau tốt, họ thường dễ dàng vượt qua. Quá trình sinh diễn biến thuận lợi, không cần dùng thêm phương pháp giảm đau nào.

Ngược lại, những sản phụ có ngưỡng chịu đau thấp thường gặp nhiều khó khăn. Những biểu hiện có thể gặp như: đau đớn, mệt mỏi, lo lắng, ngất xỉu,v.v… Nghiêm trọng hơn, cơn đau có thẻ ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ, nếu có bệnh lý về tim mạch, nội tiết. Cơn đau còn làm thay đổi nhu cầu tiêu thụ oxy, rối loạn lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai. Cuối cùng cơn đau có thể gây suy thai.

Tiêm mũi đẻ không đau có tốt không?

1. Phương pháp đẻ không đau là gì?

Tiêm thuốc đẻ không đau là một phương pháp gây tê vùng. Phương pháp này được áp dụng cho giảm đau khi chuyển dạ. Thuốc tê được tiêm vào một khoang bao bọc xung quanh tủy sống (khoang NMC). Tiêm ngắt quãng hoặc bằng bơm kim điện tự động. Thuốc được bơm liên tục với tốc độ rất nhỏ và ổn định cho tới khi em bé ra đời. Sản phụ sẽ được giảm đau để cuộc đẻ nhẹ hơn, nhanh hơn, bé cũng ít bị sang chấn hơn.

Phương pháp gây tê màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung của sản phụ mở từ 3 đến 8cm. Nhưng cũng có thể được thực hiện sớm hơn nếu sản phụ cảm thấy đau nhiều. Trong một số trường hợp sản phụ có bệnh lý, phương pháp này phải thực hiện sớm nhằm đảm bảo an toàn cho sản phụ. Một vài trường hợp "đẻ không đau" cũng được thực hiện khi cổ tử cung đã mở nhiều hơn 8cm. Miễn là em bé vẫn chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.

Ưu nhược gì khi tiêm mũi đẻ không đau?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Có nên tiêm thuốc đẻ không đau không?

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp giúp giảm đau đẻ, tựu trung xếp trong hai nhóm:

- Giảm đau không dùng thuốc như: Châm cứu; Vật lý trị liệu; Người thân động viên; Đẻ trong bồn nước; Xoay chuyển tư thế; Kích thích điện qua da; Thôi miên;

- Giảm đau có dùng thuốc: Các cơ sở sản khoa thường dùng phương pháp gây tê màng cứng hoặc gây tê tủy sống để giảm đau. Bác sĩ dùng một liều thuốc tê nhỏ pha loãng, bơm qua kim tiêm điện. Phương pháp này không gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mẹ và bé.

Tiêm mũi đẻ không đau có tốt không? là một câu hỏi khó! Thai phụ nên gặp trực tiếp bác sĩ chuyên môn để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Từ đó mới tìm ra giải pháp thích hợp cho lần vượt cạn này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm thuốc đẻ không đau có hại không?

3. Đối với sản phụ: Tiêm thuốc đẻ không đau có hại không?

Tiêm thuốc đẻ không đau có thể gây nên một số tác dụng không đáng có. Sản phụ có thể cảm thấy một chút khó chịu tạm thời do giảm huyết áp. Bệnh nhân có thể thấy lạnh run, ngứa, tê chân, khó khăn khi nhấc chân lên. Ngoài ra, sản phụ cảm thấy khó khăn khi tiểu và có thể phải đặt ống thông tiểu.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ điều trị có thể giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ những nhược điểm này hoàn toàn. Với điều kiện sản phụ phối hợp tích cực với bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau lưng chính là điều lo lắng nhất của sản phụ cũng như người thân. Theo khoa học, không nghiên cứu nào chỉ ra "đau lưng sau sinh" là do gây tê ngoài màng cứng. Trên thực tế, 50% sản phụ không dùng phương pháp đẻ không đau khi sinh vẫn gặp chứng đau lưng.

Đau lưng có thể do những nguyên nhân sau: biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng, tư thế không phù hợp trên bàn sinh... Nếu đau do gây tê ngoài màng cứng tại vị trí tiêm, cơn đau sẽ tự hết trong 48 giờ.

Tiêm mũi đẻ không đau có tốt cho thai nhi không?

4. Đối với em bé sơ sinh: Tiêm mũi đẻ không đau có tốt không?

Bên cạnh lợi ích to lớn mà nó đem lại, gây tê khoang bao bọc xung quanh tủy sống cũng có những nhược điểm và biến chứng nhất định.

Thuốc tê có thể gây giãn mạch, tụt huyết áp, và có thể ảnh hưởng đến cung cấp máu cho thai nhi. Một số sản phụ có thể thấy buồn nôn, toát mồ hôi, mệt xỉu hay khó thở vì tụt huyết áp. Có thể phòng tránh bằng truyền dịch trước khi gây tê. Trong khi gây tê huyết áp mẹ và tim thai luôn được theo dõi sát sao liên tục.

Cơn co tử cung có thể phần nào bị ảnh hưởng bởi thuốc tê, nhưng bằng việc theo dõi tần số và cường độ cơn co tư cung bằng Monitoring sản khoa, các bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh sẽ biết được chính xác khi nào và bằng cách nào để can thiệp làm tăng cơn co tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gây tê ngoài màng cứng không làm tăng tỷ lệ mổ đẻ hay can thiệp dụng cụ khi sổ thai.

Trong quá trình sinh nở có khoảng 70% sản phụ sẽ cảm thấy đau dữ dội, đau không thể chịu nổi khi chuyển dạ. Với sự tiến bộ của y học thì phương pháp đẻ không đau lại đang ngày càng được các bà mẹ lựa chọn cho chuyến vượt cạn của mình. Các sản phụ lưu ý, cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên môn để có quá trình sinh nở an toàn, giảm thiệu cơn đau cho cả mẹ lẫn con.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen