Thuốc tiêu sữa loại nào tốt và hiệu quả? Trước đây phổ biến 3 loại thuốc là cabergolin, bromocriptin, quinagolid nhưng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó mà các bác sĩ khuyên mẹ vẫn nên áp dụng cách tiêu sữa tự nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Thuốc tiêu sữa loại nào tốt?
- Cách tiêu sữa tự nhiên
Thuốc tiêu sữa loại nào tốt?
Khi ngừng cho bé bú, theo cơ chế cung-cầu, lượng sữa cơ thể mẹ sản sinh ra cũng sẽ dần ít đi và tiêu sữa một cách tự nhiên. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm thường phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm thể chất của người mẹ. Với các mẹ muốn đẩy nhanh quá trình này thì có thể sử dụng thuốc tiêu sữa, một loại thuốc hỗ trợ để giảm tiết sữa nhờ tác dụng làm thay đổi hoocmon trong cơ thể người phụ nữ.
Trên thị trường từng phổ biến với 3 loại thuốc là cabergolin (dostinex), bromocriptin (parlodel), quinagolid (norprolac). Các thuốc này thuốc dạng không cần kê đơn và có thể mua tại nhà thuốc. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, thuốc tiêu sữa có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định như:
- Tụt huyết áp
- Thiếu máu não
- Đau bụng
- Nôn dữ dội
Ba loại thuốc này đều là những đồng dạng của dopamin, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể có tác dụng điều tiết lượng sữa ở những bà mẹ cho con bú. Khi lượng dopamin hay chất đồng vận của nó tăng cao trong máu thì prolactin sẽ bị ức chế tiết ra. Vận dụng cơ chế này, y học hiện đại đã điều chế ra những dược phẩm làm giảm tiết sữa hay còn gọi là thuốc tiêu sữa.
Thông thường các thuốc này được sử dụng trọng điều trị bệnh lý tăng prolactin. Tuy nhiên, chúng có thể dùng khi mẹ không muốn sữa tiết ra nữa nhằm hỗ trợ cho quá trình cai sữa cho con. Một điều mẹ cần lưu ý chính là trong ba loại thuốc này thì chỉ có bromocriptin là hay dùng ở bà mẹ nuôi con.
Trường hợp mẹ uống thuốc và thấy có dấu hiệu đau bụng hoặc nôn nhiều như trên thì nên ngừng uống thuốc và đi khám để có được tư vấn tốt nhất của bác sĩ.
Bạn có thể xem:
Mẹ có thể tham khảo cách tiêu sữa tự nhiên
Tiêu sữa bằng các cách tự nhiên có thể mất nhiều thời gian hơn và đôi khi khiến mẹ hơi khó chịu (sữa về căng tức, thậm chí sốt cao) nhưng ít nhất vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe đối với người mẹ. Bởi vậy mà các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ tốt nhất nên tiêu sữa tự nhiên theo các bước cụ thể như sau:
Giảm dần số lần cho bé bú
Không nên cai sữa đột ngột vì có thể khiến bầu ngực của mẹ bầu căng cứng, khó chịu và đau đớn. Mẹ cần giảm từ từ và thay thế cho bé bằng sữa công thức hoặc sữa tươi nếu bé đã trên 1 tuổi. Lưu ý khi tắm mẹ nên bóp nhẹ vào đầu ti, tránh để cặn sữa đóng rồi vệ sinh sạch sẽ như bình thường.
Uống nước đều đặn
Khi cơ thể bị thiếu nước, cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất nhiều sữa hơn. Khi đó người mẹ sẽ càng khó chịu. Do đó, bạn không cần uống quá ít nước mà vẫn cần bổ sung nước như bình thường.
Bạn có thể xem:
Ăn các thực phẩm tiêu sữa
Muốn có nhiều sữa bạn phải tránh thực phẩm làm mất sữa và ngược lại muốn tiêu sữa nhanh thì mẹ chỉ cần chịu khó ăn một số loại rau quả giúp tiêu sữa như:
- Lá lốt: Loại lá này có thể làm sữa mẹ tiết ra ít hơn và từ từ tiêu sữa. Vậy nên mẹ cứ thoải mái ăn chả lá lốt, canh khoai sọ lá lốt, …
- Măng: Trong măng tươi có chứa hàm lượng cyanide rất cao, khi vào cơ thể gặp các enzyme đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN). Đây được xem là một chất không tốt đối với cơ thể người mẹ đang cần sản xuất nhiều sữa. Cả măng khô và măng tươi đều khiến mẹ dễ bị mất sữa hoặc thay đổi mùi vị sữa, làm sữa có mùi hôi khiến bé bỏ không muốn bú nữa.
- Uống nước bạc hà: Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng quá nhiều bạc hà cũng như tinh dầu bạc hà có thể gây ảnh hưởng đến lượng sữa của người mẹ. Đối với các mẹ đang có ý định tiêu sữa thì bạn có thể uống một cốc trà từ lá bạc hà mỗi ngày. Cách này vừa giúp mẹ cảm thấy sảng khoái lại tiêu sữa khá hiệu quả.
Mẹ đang trong quá trình tiêu sữa tự nhiên bị đau và sốt thì nên làm thế nào?
Để hạn chế tình trạng khó chịu này, mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Đặt một chiếc khăn lạnh hoặc băng gel lạnh chườm lên bầu ngực trong khoảng vài phút. Mỗi ngày làm như vậy khoảng vài lần.
- Cố gắng ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn vào mỗi buổi tối bằng bất kỳ thứ gì mà bạn thích.
- Nếu quá đau tức ngực, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol.
Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ biểu hiện bất thường nào (sốt cao, kéo dài, đau dữ dội) thì đừng ngần ngại đi khám để không ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe bản thân.
Nguồn tham khảo: Tác dụng phụ của thuốc giảm tiết sữa – Sức khoẻ & Đời Sống
Xem thêm:
- Cai sữa cho bé: Cách nào hiệu quả để mẹ khoẻ con khoẻ?
- Cải thiện ngực xệ sau khi cai sữa khiến ngực căng tròn trở lại giúp phụ nữ thêm tự tin, hấp dẫn
- Uống thuốc tiêu sữa có cho con bú được không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!