Thực đơn cho trẻ hấp thụ kém mẹ cần biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực đơn cho trẻ hấp thụ kém là vấn đề quan trọng hàng đầu khi chăm sóc con. Vì trẻ bị kém hấp thu kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Đặc biệt, hệ miễn dịch của trẻ sẽ suy giảm khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm, rất nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu

1. Chế độ ăn không phù hợp

  • Chế độ ăn thiếu 1 trong 4 nhóm chất sau: Nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ…), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua…), nhóm vitamin, khoáng chất (rau xanh, trái cây tươi chín…), nhóm chất bột đường (ngũ cốc, khoai củ, gạo, mì, bánh mì…)
  • Chế độ ăn không phù hợp với độ tuổi, cho bé ăn dặm quá sớm khi chưa được 6 tháng tuổi.

2. Thiếu enzym tiêu hóa

  • Thiếu enzym tiêu hóa sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Thiếu enzym tiêu hóa tinh bột

3. Rối loạn tiêu hóa

  • Bổ sung thực phẩm không đủ vệ sinh an toàn cho bé: thức ăn ôi thiu, thức ăn nhiễm chất hóa học, thuốc trừ sâu
  • Dùng thuốc quá liều: thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh quá liều trong thời gian dài

4. Bệnh tật

Một số bệnh lý dưới đây cũng khiến cho trẻ kém hấp thu dưỡng chất vào cơ thể:

  • Viêm ruột thừa
  • Nhiềm giun sán, giun kim, giun móc, ký sinh trùng
  • Viêm đường hô hấp
  • Ốm yếu lâu ngày

Thực đơn cho trẻ hấp thụ kém mẹ nên tham khảo

Dưới đây là những món ăn dành cho trẻ kém hấp thu, mẹ có thể xem qua để bồi dưỡng cho bé.

Cháo cua cà rốt

Cháo được nấu từ thịt cua biển nên rất giàu kẽm, vitamin A, C không chỉ giúp tăng hấp thu mà còn góp phần cải thiện miễn dịch cho bé. Đây là món ăn không thể thiếu trong thực đơn các món ăn dành cho các bé kém hấp thu. Món ăn này dành cho bé 9 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu:

  • Cua thịt: 20g
  • Cà rốt: 20g
  • Ngô bắp: 20g

Thực hiện:

  • B1: Luộc cua với sả, một ít gừng
  • B2: Gỡ thịt cua ra, lưu ý cẩn thận tránh sót các mảnh vỏ cua sắc nhọn còn sót trong thịt
  • B3: Mẹ gọt tách ngô lấy hạt. Sau đó xay nhuyễn cùng 90ml nước, lọc bỏ bã. Nước ngô giữ lại dùng để nấu cháo. Như vậy, nồi cháo sẽ thơm thơm vị ngô ngọt và có màu vàng ruộm hấp dẫn.
  • B4: Bắc nồi nước ngô xay lên bếp đun. Khi nấu mẹ cho thêm ½ củ cà rốt cho ngọt nước nhé. ½ củ cà rốt còn lại mẹ nạo băm nhỏ tuỳ theo độ thô bé ăn được. Sau 45’- khi cháo đã chín và bé chuẩn bị ăn, mẹ vớt bỏ củ cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chin.
  • B5: Song song khi món cháo đã gần tắt bếp, mẹ băm nhuyễn thịt cua. Bắc chảo cho dầu olive phi ½ củ hành khô bằm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.
  • B6: Mẹ đổ cháo cà rốt ra bát, rắc thịt cua đã được phi hành dậy mùi thơm lừng và cho thêm vài giọt dầu gấc là bé yên tâm “đánh chén”.

Cháo cá khoai lang

Cá quả nhiều thịt ít mỡ, giàu khoáng và vitamin, là món ăn lí tưởng khi mẹ muốn tăng hấp thu cho bé. Món ăn phù hợp với các bé từ 12 tháng trở lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên liệu:

  • 100g miếng cá quả (cá lóc) hoặc cá diêu hồng, cá basa
  • 50g khoai lang
  • 1 củ hành tím
  • 1 bát cháo trắng
  • 2 thìa cafe dầu ăn.

Thực hiện:

  • B1: Miếng cá quả đem rửa sạch, hấp chín, tán nhuyễn
  • B2: Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn
  • B3: Hành tím lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
  • B4: Phi thơm dầu ăn với hành tím, cho nước và cháo vào nấu sôi.
  • B5: Cho tiếp cá và khoai lang vào, nêm ít nước mắm ngon, nấu sôi lại là được.
  • B6: Múc cháo ra tô, cho dầu ăn.

Cháo chim cút

Chim cút rất giàu chất đạm và các khoáng chất giúp bé tăng cường hấp thu hiệu quả. Mẹ nên cho bé ăn món ăn này khi bé được 15 tháng tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên liệu:

  • Chim cút: 1 con (250 – 300g)
  • Gạo nếp: 30g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Vỏ quýt khô: 30g

Thực hiện:

  • B1: Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân)
  • B2: Ướp chút mắm trong 20 phút
  • B3: Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo.

Súp khoai tây phô-mai

Không chỉ có mùi vị hấp dẫn, phô mai còn chứa nhiều protein, canxi, kẽm, phốtpho, magie, vitamin A, B2, B12 giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường hấp thu. Món ăn dưới đây phù hợp với trẻ ăn dặm, dành cho trẻ từ 8 tháng trở lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên liệu:

  • Khoai tây: 1 củ nhỏ
  • Thịt lợn (hoặc gà…): 30g
  • Nước dùng: 200ml
  • Phô-mai: 1-2 viên

Thực hiện:

  • B1: Khoai tây hấp chín, dầm nhuyễn.
  • B2: Thịt lợn thái nhỏ, băm sơ rồi cho vào xay nhuyễn cùng với nước dùng
  • B3: Đun sôi rồi cho khoai tây vào
  • B4: Trước khi bắc ra thì cho phô-mai vào, ngoáy đều cho tan.

Giải pháp cho trẻ bị hấp thu kém

Bên cạnh thực đơn cho trẻ hấp thu kém, dưới đây là những giải pháp khắc phục cho trẻ ăn nhiều nhưng vẫn gầy

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chế độ dinh dưỡng đúng cách: Trong bữa ăn cần cân bằng các nhóm chất đạm, đường, béo và rau củ. Chú ý đến việc đa dạng các loại thực phẩm và tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
  • Hạn chế ăn vặt: Không nên cho bé ăn vặt giữa các bữa ăn dẫn đến hiện tượng ngang dạ.
  • Bổ sung dinh dưỡng từ sữa mỗi ngày: Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu nhất cho bé. Nên sử dụng thêm các loại sữa giúp cho bé tăng cân tốt để tăng nguồn dưỡng chất cho bé mỗi ngày. Các bà mẹ cũng nên chú ý cho bé sử dụng đủ cả về lượng lẫn về chất. Nhu cầu về sữa cho bé có thể thay đổi theo từng độ tuổi.
  • Bổ sung thực phẩm chức năng: Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý và quan tâm đến việc sử dụng loại sữa nào cho bé tăng cân các bà mẹ cũng có thể bổ sung thêm men vi sinh từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho bé. Đồng thời cũng nên cho bé tích cực vận động vì điều này rất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa của bé

Ngoài các nguyên nhân trên, nhiều trẻ ăn nhiều nhưng vẫn không lớn còn phụ thuộc vào yếu tố khác như: Yếu tố di truyền, cân nặng lúc sinh của trẻ, những bé đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai thì nuôi cũng khó lên cân. Ngoài ra còn một số trường hợp trẻ có chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

hieu