Thực đơn cho trẻ béo phì là điều khắc khoải của nhiều bậc cha mẹ có con bị thừa cân. Bệnh béo phì là một vấn nạn rất quan trọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Định nghĩa béo phì
Thừa cân là tình trạng năng lượng cơ thể vượt quá năng lượng nên có so với chiều cao.
Đây là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể.
Chẩn đoán béo phì như thế nào?
Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá béo phì ở trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá z-score của chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới.
BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) x Chiều cao (m)
Công thức trên được áp dụng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên
- Trẻ 2-5 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥ 2SD và béo phì khi ≥ 3SD
- Trẻ 5-18t: thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SD và béo phì khi ≥ 2SD
Nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ em
Béo phì nguyên phát
Thường là do chế độ ăn và ít vận động của trẻ. Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc/và giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
Béo phì thứ phát
Dạng béo phì này thường do các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,…Một số bệnh lý như:
- Suy giáp trạng: béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
- Cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận)
- Thiểu năng sinh dục
- Bệnh về não
- Dùng thuốc lâu dài trong điều trị bệnh như bệnh hen, bệnh khớp,…
Hậu quả khi trẻ bị béo phì
- Giảm thành công trong học tập và thường không khỏe mạnh
- Nguy cơ bệnh tim mạch
- Biến chứng gan. Các bất thường men gan cũng có thể liên quan với bệnh sỏi mật, nhưng bệnh này thường hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.
- Các biến chứng về giải phẫu, xương khớp
- Tăng áp lực nội sọ vô căn (hay còn gọi là hội chứng “giả u não”)
- Ảnh hưởng về tâm lý: Trẻ thừa cân và béo phì dễ bị phân biệt đối xử bởi các bạn đồng trang lứa
Chế độ ăn cho trẻ béo phì cần lưu ý những gì?
- Chế độ dinh dưỡng lúc này cho trẻ vẫn cần đảm bảo cung cấp các chất gồm đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
- Tăng cường ăn cá, hải sản và rau
- Giảm đậm độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô).
- Không nên giảm khẩu phần ăn của trẻ một cách tùy ý vì có thể dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng
Lưu ý khi trong quá trình giảm cân cho trẻ béo phì
- Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ.
- Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối.
- Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi.
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau
- Nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp và kho; thay vì rán và xào
- Không nên dự trữ các thực phẩm giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt và kem tại nhà để trẻ không bị “cám dỗ”
- Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày
- Đặc biệt, tạo điều kiện cho bé vận động, tập luyện thể dục thể thao
Gợi ý vài thực đơn cho trẻ béo phì
Thực đơn 1 – Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt
Với thứ tự thời gian các bữa ăn như sau:
- Sáng: 6h30-7h30
- Phụ sáng: 9h
- Trưa: 11h-11h30
- Phụ xế: 14h-14h30
- Chiều: 17h-17h30
- Tối: 20h-20h30
Thực đơn 2 – TS. Bùi Thị Nhung
Quá trình giảm cân cho trẻ béo phì không phải dễ dàng và mất nhiều thời gian của bé mà còn cả chính gia đình. Hãy cùng đồng hành với bé, động viên và tìm niềm vui cho bé trong hành trình này mẹ nhé. Vì một tương lai mẹ vui – con khoẻ.
Xem thêm:
- Trẻ béo phì vì bố mẹ quá ám ảnh với bảng chiều cao cân nặng “chuẩn”
- Nhà bẩn khiến con bị béo phì
- Trẻ béo phì càng bị chọc lại càng… béo phì