Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần đầy đủ các dưỡng chất giúp mẹ hồi phục sức khỏe , nhanh lành vết thương và đặc biệt là gọi nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé.
- Lưu ý khi ăn uống sau sinh mổ
- Những loại thực phẩm nên ăn
- Gợi ý một số thực đơn ăn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ
- Một số lưu ý chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ
- Kiêng ăn gì sau sinh mổ?
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng “Thông thường, do tác dụng phụ của thuốc gây tê, gây mê và thuốc kháng sinh mà quá trình sản xuất sữa mẹ bị đình trệ. Bên cạnh đó, mẹ phải đợi khoảng 2 giờ sau khi phẫu thuật mới có thể cho con bú, khiến các tuyến sữa không được kích thích dẫn đến việc mất sữa mẹ. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên uống nhiều nước ấm, ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, lợi sữa như chân giò, mè đen, khoai lang…”
Những lưu ý về ăn uống sau sinh mổ
Không nên ăn ngay trong vòng 6 tiếng sau sinh mổ
Sản phụ không được phép ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ? Vì lúc này, dưới tác động của thuốc dùng trong ca phẫu thuật, nhu động ruột của bạn đang ở mức rất thấp. Đường ruột ứ ra nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Thức ăn đưa vào sẽ rất khó tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón, khiến cơ thể càng mệt mỏi, lâu hồi phục.
Nội dung liên quan
Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp
Trong ngày đầu vừa sinh, các bà mẹ chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng cho tới khi xì hơi (trung tiện) mới bắt đầu ăn đặc và nên ăn những đồ mềm, lỏng.
Sau đó, các bà mẹ ăn uống như bình thường, thực đơn cho bà đẻ mổ cần tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi. Tình trạng táo bón đầy hơi vẫn tồn tại sau mổ 3-5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê. Lưu ý không dùng các loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy hoặc dị ứng, gây sẹo lồi (thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống…).
Đặc biệt, trong quá trình liền vết mổ thì các vitamin A, B, C (cam, quýt, bưởi cà rốt) có vai trò kiểm soát viêm nhiễm. Vitamin K và các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, đồng (có trong trứng sữa) có vai trò chính trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết mổ.
Protein là nguyên liệu chính tạo ra tế bào mới hình thành nên lớp da non và làm liền vết mổ. Thực đơn cho người mổ đẻ mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể khoảng 200 g thức ăn có chứa protein như thịt, cá, sữa, đậu… Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết để bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ cũng như thực đơn ăn cho mẹ sau sinh mổ.
Những loại thực phẩm nên ăn
Bạn nên ăn những thức ăn tươi, nấu chín kỹ, cân đối các nhóm thực phẩm, càng đa dạng càng tốt, trái cây bóc vỏ hoặc gọt vỏ. Do hệ tiêu hóa chưa thể phục hồi ngay, nên bạn hạn chế việc ăn quá no, chỉ cần mỗi bữa ăn khoảng một chén cơm với lượng thức ăn tương ứng hoặc một ly sữa là đủ cung cấp nguyên liệu tạo sữa nuôi em bé.
Các loại thịt giàu đạm và sắt
Để vết mổ mau lành và cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết sau khi sinh. Các mẹ cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá… Đây là những món ngon cho bà đẻ mổ giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.
Trái cây tươi và rau củ nên có trong thực đơn cho mẹ sinh mổ
Sau khi phẫu thuật ở vùng bụng để lấy em bé ra ngoài thì sản phụ thường sẽ ít vận động hơn. Chính vì vậy món ăn cho bà đẻ mổ cần bổ sung thêm dinh dưỡng từ trái cây tươi và rau củ.
Việc cung cấp các thực phẩm như vậy trong thực đơn cho mẹ sinh mổ sẽ làm cho các bà mẹ không bị táo bón. Vì vậy trong thực đơn của các bà mẹ sau khi sinh mổ cần có các loại rau xanh và có tính mát vừa lợi sữa, vừa hỗ trợ lành vết thương nhanh hơn.
Rau xanh và trái cây chín chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhiều chất xơ giúp phòng chống táo bón. Trái cây tươi như vitamin C như chuối, đu đủ sẽ làm cho các bà mẹ có khả năng tăng đề kháng cao hơn.
Tóm lại, trái cây tươi và rau củ chính là những nguyên liệu cần thiết trong thực đơn lợi sữa cho mẹ sau sinh mổ
Uống nước thường xuyên sau khi mổ
- Bạn nhớ uống nhiều nước và phơi nắng đầy đủ cùng với bé. Lưu ý, chỉ phơi nắng vào lúc sáng sớm (5h – 6h) để bé hấp thụ được vitamin D. Nếu ăn uống kém, có thể bổ sung đa vitamin và khoáng chất dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Uống sữa và các sản phẩm của sữa như: sữa chua, phômai… Các sản phẩm này thêm vào thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ sẽ giúp răng, xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn.
- Uống nhiều nước như: nước đun sôi, nước canh, nước ép trái cây…
Ăn thực phẩm dễ tiêu trong tuần đầu sau mổ
Các bà mẹ sau khi sinh mổ từ một đến hai ngày sẽ có hệ thống tiêu hóa yếu hơn những người bình thường khác. Chính vì vậy thực phẩm dễ tiêu hóa là những món không thể thiếu trong thực đơn cho người sinh mổ.
Sau từ 3 đến 4 ngày các bà mẹ nên ăn ít vào mỗi bữa. Các mẹ cần phải ăn một cách nhẹ nhàng nhất. Không nên ăn quá nhiều các món canh.
Một tuần sau khi mổ các bà mẹ có thể ăn uống lại như bình thường. Sau thời gian này các chị em hãy ăn uống các món mặn như trứng, thịt cá và các món mặn khác trong thực đơn hằng ngày.
Gợi ý một số thực đơn ăn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ
- Thực đơn ở cữ sau sinh mổ 1: Cơm trắng, với thịt thăn rim nghệ và tôm, canh thịt viên, đu đủ xanh, rau là củ cải. Tráng miệng bằng sữa chua hoặc chuối.
- Thực đơn 2: Cơm trắng ăn với trứng luộc, ruốc thăn và thịt viên nấu bầu.
- Mâm cơm 3 cho mẹ đẻ mổ: Mẹ sinh mổ có thể ăn thịt bò xào mướp, thịt kho củ cải, rau ngót nấu thịt băm với cơm trắng.
- Thực đơn 4: Gà rang gừng ăn với cơm trắng, canh bầu nấu mọc, tôm đồng rang.
- Thực đơn 5: Cơm trắng ăn với tôm đồng rang và mướp đắng nhồi thịt hấp cùng móng giò nấu đu đủ.
Nội dung liên quan
Cận cảnh 10 bức ảnh vết thương sau sinh mổ và những điều mẹ chưa biết về thủ thuật khâu vết mổ
Một số lưu ý để mẹ nhanh hồi phục sau sinh
- Khẩu phần ăn mỗi ngày đêm nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, có thể ăn từ 5 đến 6 bữa và mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2 giờ.
- Giữa các bữa ăn nếu cảm thấy đói bạn nên ăn thêm 1 số loại trái cây và các loại hạt để bổ sung chất tốt nhất.
- Hãy nhờ bố hoặc bà chăm sóc bé để có nhai kỹ thức ăn giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Hạn chế thực hiện chế độ giảm cân sau sinh trong khoảng thời gian từ 4-6 tuần đầu vì cơ thể bạn cần thời gian để hồi phục sức lực
- Nên thường xuyên thay đổi thực đơn để kích thích mẹ ăn ngon miệng, không ăn thức ăn lạnh hoặc chưa được chưa được nấu chín kỹ, không ăn thức ăn tái sống
- Có thể bổ sung gừng, nghệ khi chế biến món ăn để làm ấm cơ thể, tăng cường miễn dịch cho niêm mạc ruột
- Mẹ cần dành thêm thời gian nghỉ ngơi, đồng thời kết hợp với việc ngồi dậy và tập đi dần dần để lưu thông khí huyết, tránh bị dính ruột, tắc tĩnh mạch
- Chú ý vệ sinh cơ thể mỗi ngày, vệ sinh vết mổ bằng dung dịch sát trùng, chỉ nên tắm nhanh trong khoảng 5-10 phút và không nên ngâm mình trong nước. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió và lau khô, sấy tóc khô ngay sau khi tắm.
Kiêng ăn gì sau sinh mổ?
- Sau sinh mổ, bạn nên kiêng những thực phẩm không tốt cho quá trình lành sẹo. Như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… Vì đây là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…
- Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào hoặc nướng cháy.
- Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen sẽ khiến vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích. Như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…
- Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để tránh gây hại cho đường tiêu hóa và răng.
- Ngoài ra, sau sinh mổ, hệ tiêu hóa cần có thời gian hồi phục. Nên tránh ăn những thực phẩm dễ lên men như sữa đậu nành, tinh bột… để tránh bị đầy hơi, khó chịu.
Hy vọng với chia sẻ về thực đơn cho mẹ sau sinh mổ, mẹ sẽ chú ý đến chế độ ăn sau sinh mổ để nhanh lành vết thương và sớm có sữa về. Đồng thời kết hợp nghỉ ngơi và cho con bú càng sớm càng tốt để kích thích tiết sữa được nhiều nhất có thể.
Nguồn tham khảo: Vì sao mẹ sinh mổ xong khó có sữa ngay? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm
- Sau sinh mổ bao lâu thì vợ chồng lại có thể “yêu”?
- Để bớt đau sau sinh mổ, 6 cách hiệu quả này sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục
- Những thắc mắc phổ biến về việc sinh mổ dành cho mẹ bầu lần 2