Bé nhà bạn đã hơn 12 tháng tuổi, có ít nhất 8 chiếc răng rồi mà bé vẫn chỉ thích ăn đồ ăn nhuyễn như hồi ăn dặm? Bố mẹ âu lo vì con cứ ngậm đồ ăn trong miệng mãi không chịu nhai và nuốt? Quả thật đối với một số bé, việc nhai thức ăn thực sự khó và điều này có phần gây cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể bé. Bạn hãy tham khảo thực đơn cho bé lười nhai như dưới đây và một số thông tin liên quan nhé!
Thời điểm bé nên bắt đầu tập nhai thức ăn
Nếu như khoảng thời gian ăn dặm với thức ăn được nghiền nhuyễn bắt đầu khi bé được khoảng 6 tháng tuổi thì thời điểm bé nên làm quen với thức ăn cứng hơn nên rơi vào khoảng 12 tháng tuổi, khi bé đã có khoảng 8 chiếc răng. Mẹ có thể từng bước giúp con tập làm quen với việc nhai thường xuyên hơn bằng cách cho con ăn những thức ăn như: bánh quy, sô-cô-la, trái cây cắt miếng nhỏ, cơm nát… Cho đến khi con mọc đủ răng hàm, mẹ có thể dần cho con ăn cơm với thức ăn bình thường như người lớn.
Lộ trình chung là như vậy nhưng ở mỗi bé, việc mọc răng, ăn uống, sở thích là vô cùng khác nhau. Vì vậy, nếu con thuộc dạng lười nhai, bố mẹ cần kiên nhẫn hơn để bé bắt đầu quen dần với việc ăn uống như người lớn.
Hệ luỵ nếu bé lười nhai đồ ăn
Nhiều cha mẹ vì quá thương con mà nuông chiều thói quen lười nhai của con, chỉ toàn cho con ăn đồ xay nhuyễn. Việc này ảnh hưởng về lâu dài không tốt cho sức khoẻ và tâm lý của bé. Cụ thể, bé sẽ mất đi động lực nhai thức ăn và chỉ đòi ăn đồ xay nhuyễn; khi đi học, bé sẽ cảm thấy khó hoà đồng với các bé khác vì sự khác nhau trong thói quen ăn uống của mình; bé có thể dễ nhiễm bệnh hơn vì việc ăn uống không phong phú, không thuận theo tự nhiên và sự phát triển của cơ thể…
Thức ăn phù hợp đưa vào thực đơn cho bé lười nhai
Dưới đây là danh sách những món mà trẻ dễ dàng tiếp nhận trong quá trình tập nhai. Cha mẹ hãy thử cho con ăn dần dần dể xem phản ứng của con như thế nào nhé.
Snack/bánh quy ăn dặm
Hầu như bé nào cũng thích snack hoặc các món bánh ăn dặm thơm ngon. Mẹ hãy tìm những loại bánh được làm với bột ngũ cốc nguyên hạt, chứa nhiều vitamin và khoáng chất để con vừa thích thú với việc nhai nuốt, vừa có thêm nhiều vi chất cho cơ thể nhé.
Quả việt quất
Việt quất là loại quả mọng có vị chua thanh xen lẫn vị ngọt. Chúng thường chứa các hoạt chất sinh học giúp chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh não rất tốt cho trẻ. Nhiều bé sẽ yêu thích loại quả này khi mới chuyển sang chế độ ăn đồ đặc. Bạn hãy chuẩn bị cho con một chiếc yếm và bày thức quả lên một chiếc khay ăn bắt mắt, bé sẽ “bắt tay” ngay vào việc ăn thôi!
Đậu Hà Lan hoặc đậu nành Nhật (Edamame)
Đậu Hà Lan đã khá quen thuộc tại Việt Nam; còn đậu nành Nhật (Edamame) cũng khá phổ biến trong thời gian gần đây. Hai món đậu này luộc chín để nguội có hương vị đặc biệt hấp dẫn trẻ, đồng thời có nguồn chất xơ và vitamin dồi dào. Bé có thể dùng tay bốc ăn bất cứ lúc nào mà không cần dùng đến thìa xúc. Mẹ hãy thử cho con ăn nhé.
Súp lơ xanh
Có thể súp lơ xanh khó ăn hơn 2 loại đậu trên một chút nhưng mẹ hãy để bé thử xem, biết đâu bé nhà bạn lại thích thú với loại rau này? Cách đơn giản nhất để chế biến súp lơ xanh là luộc chín rồi để nguội để bé tự bốc ăn.
Đậu phụ
Nguồn protein trong đậu phụ rất dồi dào mặc dù món này vô cùng giản dị mà không tốn kém. Đậu phụ cũng rất dễ chế biến: hấp luộc hoặc sốt với thịt băm, sốt cà chua để đổi vị. Món này vừa dễ ăn lại ngon lành, chắc là bé sẽ không từ chối đâu mẹ ạ.
Các loại thịt băm nhỏ
Bên cạnh các loại đồ ăn vặt, rau củ, bạn cũng nên để bé làm quen dần với việc nhai thịt. Món thịt phù hợp cho bé khi được băm nhỏ và chế biến đa dạng, kết hợp với những nguyên liệu khác.
Bạn hãy thử kết hợp thịt băm với một chút bột mì, nặn thành những viên xíu mại nhỏ xinh và chiên lên. Bột mì làm cho viên thịt bở và dễ ăn hơn. Với món thịt xào, hãy quấy một chút bột ngô để tạo độ sánh và để bé dễ nuốt hơn; hoặc mẹ có thể xào chung với cà chua, sốt cà chua, tôm, đậu hũ non, miến cắt nhỏ… Nói chung, các loại thịt băm được chế biến khéo léo, không quá khô sẽ kích thích sự thèm ăn của bé.
Cá
Món cá có lẽ là món mà các vị phụ huynh ngại nhất khi cho con ăn, bởi nếu cá vẫn còn lẫn xương có thể làm bé bị hóc. Tuy vậy, bạn hãy cố gắng gỡ sạch phần xương cá và cho con làm quen dần với thức ăn lành mạnh này. Bạn có thể làm chả cá, cá kho, hấp/luộc … để làm phong phú thực đơn ăn cá của bé. Bé sẽ dần quen với việc ăn cá và thấy món cá vô cùng hấp dẫn.
4 gợi ý thực đơn cho bé lười nhai
Bố mẹ có thể tham khảo những thực đơn sau trong giai đoạn bé vẫn lười nhai.
Thực đơn cho bé lười nhai số 1:
Thực đơn cho bé lười nhai số 2:
Thực đơn cho bé lười nhai số 3:
Thực đơn cho bé lười nhai số 4:
Lời kết
Những gợi ý kể trên có thể giúp ích phần nào cho quá trình tập nhai của bé. Có bé sẽ tiến bộ rõ rệt, cũng có bé không đáp ứng ngay những thay đổi trong việc ăn uống thường ngày. Bố mẹ cần kiên trì, từ tốn và có cách rèn luyện phù hợp với cá tính của từng trẻ.
Xem thêm:
- Mẹ có thể sử dụng túi nhai ăn dặm cho bé mấy tháng tuổi?
- Thực đơn cho bé 2 tuổi lười ăn vừa hấp dẫn vừa đảm bảo dinh dưỡng
- Cách lên thực đơn cho bé ăn cơm dễ thực hiện và đầy đủ dưỡng chất
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!