Thực đơn cho bé ăn cơm dưới đây được các chuyên gia dinh dưỡng soạn thảo theo tiêu chí đầy đủ dưỡng chất, dễ thực hiện và phù hợp với bé từ 2 tuổi trở lên.
Vì sao nên lên thực đơn cho bé ăn cơm ở từ 2 tuổi
Sau 19 tháng tuổi, đa phần các trẻ đã có ít nhất 16 răng sữa. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh Viện Nhi Đồng 2 thì đây là thời điểm trẻ có thể bắt đầu ăn cơm nhão tán nhuyễn. Khi đến 2 tuổi, trẻ thường đã có 20 răng sữa. Đây cũng là thời điểm mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn cơm thường xuyên và đều đặn.
Nhiều trẻ ở độ tuổi này mắc chứng chán ăn, ngại ăn cơm. Nguyên nhân là do các bà mẹ không biết cách xây dựng thực đơn cho con. Các bé thường được ăn cơm tán nhuyễn kèm với canh rất nhàm chán. Cử động nhai ở cơ hàm vì thế cũng không được hoạt động đầy đủ. Chính vì vậy, việc lên thực đơn cho bé ăn cơm là điều cực kỳ cần thiết.
Tiêu chí xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi
Năng lượng
Bé 2 tuổi thường có xu hướng hoạt động rất nhiều để khám phá thế giới. Vì thế, tiêu chí đầu tiên trong việc lên thực đơn là đảm bảo năng lượng cần thiết. Mỗi ngày trẻ cần ăn 2 bữa cơm mềm. Ngoài ra, còn có thêm ít nhất 2 bữa phụ với cháo hoặc súp, phở… Ngoài ra, trẻ cũng cần uống từ 500-600 ml sữa trong độ tuổi này mỗi ngày. Trẻ cũng lớn rất nhanh trong thời kỳ này nên mẹ cần chú ý tăng dần số lượng thức ăn.
Đầy đủ dưỡng chất
Khi lên thực đơn cho bé ăn cơm, mẹ cần chọn thực phẩm có đầy đủ dưỡng chất cần thiết. 4 nhóm dưỡng chất chính gồm có đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó gồm:
- Đường bột: là các loại tinh bột có trong cơm, phở, bánh mì, cháo, khoai, ngũ cốc…
- Chất đạm trong thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, các loại đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…
- Chất béo có trong thịt, cá, mỡ động vật (30%) và trong bơ, dầu thực vật (70%). Mẹ nên dùng các loại dầu ăn có công thức đặc chế cho trẻ em. Trong đó có hàm lượng Vitamin A, D, E, K, cũng như các chất béo thiết yếu như omega 3,6,9, EPA… Các dưỡng chất trên được tính toán theo công thức chuẩn với nhu cầu mỗi ngày của trẻ. Vì thế mẹ chỉ cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Vitamin và khoáng chất thiết yếu phân bổ trong rau, củ quả, trái cây, thịt, cá, các loài nhuyễn thể, đậu… Canxi có trong sữa cũng rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Ngoài ra mẹ cần dùng muối có i-ốt để phòng bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.
Đa dạng về món ăn và cách chế biến
Nhiều mẹ vì muốn tiết kiệm thời gian mà cho trẻ ăn một món trong nhiều bữa. Thậm chí có mẹ cho con ăn vài ngày liền một món cơm hoặc thịt. Đây là sai lầm rất tai hại khiến trẻ dễ mắc chứng biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Các chuyên gia cho rằng thực đơn của trẻ 2 tuổi ăn cơm cần được thay đổi đa dạng. Bé 2 tuổi đã có thể ăn được cơm với phần lớn các thực phẩm thông thường. Vì thế mẹ nên thay đổi các món chính từ cá, thịt, lươn, tôm, cua, mực, nấm, trứng… Hãy tránh việc lặp lại các món ăn quá nhiều. Mẹ cũng không nên chiều trẻ bằng việc cho ăn một món ưa thích như trứng hoặc thịt.
Cùng một thực phẩm, mẹ có thể chọn nhiều cách chế biến khác nhau như hấp, luộc, xào, kho, chiên… Nhờ đó giúp trẻ thay đổi món ăn và không bị nhàm chán. Đây cũng là cách để bạn rèn cho con tính cởi mở trong việc ăn uống. Nhờ vậy trẻ không những phát triển toàn diện mà còn dễ hòa nhập với bạn bè sau này.
Thực đơn cho bé ăn cơm theo khuyến nghị của viện Dinh dưỡng Quốc Gia
Các gợi ý thay đổi món cho thực đơn trên thêm phong phú
- Sữa bò hoặc đậu nành có thể thay thế bằng bột ngũ cốc dành cho trẻ 2 tuổi.
- Bánh mỳ có thể thay bằng bánh bông lan, bánh sandwich.
- Các món cháo thịt, phở bò có thể thay đổi sang cháo cá, phở gà.
- Bổ sung thêm các món ăn từ cá như cá phi-le chiên, chả cá, cá trứng.
- Bên cạnh thịt lợn (heo), mẹ nên cho trẻ ăn thêm thịt bò, gà, ếch…
- Các loại trái cây nên chọn lựa đa dạng theo mùa. Chú ý chọn các loại trái mềm, dễ tách hạt như vải, nhãn, sapôchê, bơ, nho.
Các mẹo giúp bé ăn ngon miệng hơn
Để bé hứng thú hơn với mỗi bữa ăn, mẹ hãy học cách trình bày món ăn bắt mắt hơn. Ngoài ra, hãy sắp xếp thời gian để cả nhà cùng dùng bữa với bé. Con trẻ rất hay bắt chước người lớn. Khi chứng kiến ba mẹ, ông bà ăn cơm vui vẻ, hăng hái, bé cũng sẽ tự động làm theo.
Hãy sắp xếp thời gian ăn cố định mỗi ngày cho con. Điều này giúp trẻ xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ rất có ích cho tương lai. Ngoài ra, ăn đúng giờ cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm việc hiệu quả hơn.
Không cố gắng ép buộc con ăn bằng mọi giá. Có những ngày bé sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn ăn thêm. Mẹ hãy cất thức ăn đi và đợi khi bé đói thì cho bé ăn một lượng vừa phải. Không nên cho bé ăn quá no lúc này nhằm tránh việc ảnh hưởng tới bữa ăn tiếp theo. Áp dụng những mẹo trên, mẹ sẽ sớm thấy con vui vẻ và tận hưởng việc ăn cơm mỗi ngày.
Xem thêm
Thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng các bà mẹ có thể tham khảo
Thực đơn cho trẻ 3 tuổi giúp con cao lớn, thông minh
Đọc vị biếng ăn ở trẻ và làm cách nào để hạn chế!