Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm. Vì trẻ 7 tháng tuổi là thời điểm bắt đầu ăn dặm và cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển toàn diện nhất. Hãy cùng nhau tìm hiểu thực đơn cho bé 7 tháng tuổi như thế nào là hợp lý nhé!
- Dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 7 tháng tuổi
- Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 7 tháng tuổi
Trong 6 tháng đầu đời nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức (nếu mẹ bị tắt sữa). Theo thời gian, cơ thể trẻ sẽ phát triển ngày càng nhanh và cần nhiều dinh dưỡng hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Chính vì thế, khi trẻ bước vào giai đoạn 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu được mẹ cho ăn dặm và khám phá thế giới ẩm thực xung quanh mình.
Để đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cần thiết thì trong các bữa ăn mẹ phải đảm bảo có đầy đủ các chất như đường bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và hoa quả,… Bên cạnh đó, mẹ phải đa dạng và thay đổi liên tục các loại thực phẩm mà bé sử dụng hằng ngày.
Bài viết liên quan:
Nuôi con nhàn tênh với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy mẹ đã biết chưa?
Vitamin nhóm B rất quan trọng với cơ thể trẻ sơ sinh, đâu là nguyên tắc bổ sung đúng cách?
Theo một số nghiên cứu, nếu trẻ được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm thì hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ sẽ phát triển tốt hơn tránh nguy cơ dị ứng thực phẩm về sau. Vì thế, trong các bữa ăn mẹ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ những chất đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể trẻ sau đây:
- Bổ sung chất sắt sẽ giúp cơ thể bé tạo ra được nhiều máu và các tế bào máu hơn từ đó giúp vận chuyển được nhiều chất dinh dưỡng hơn để nuôi cơ thế.
- Chất kẽm sẽ góp phần tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn của trẻ hạn chế mắc các bệnh về nhiễm khuẩn.
- Các loại vitamin sẽ giúp phát triển hệ miễn dịch, mắt và cơ xương khớp.
- Omega-3 và cũng là chất giúp hình thành chất xám bên trong não của trẻ giúp tăng khả năng tư duy và trí tuệ của trẻ.
Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Cháo thịt bò bằm
Thịt bò là nguồn bổ sung dinh dưỡng lý tưởng dành cho trẻ vì có chứa rất nhiều đạm, chất sắt, kẽm,… Với cách chế biến đơn giản, một tô cháo thịt bò bằm sẽ giúp bé có một bữa ăn thật ngon miệng.
Nguyên liệu cần thiết:
- Thịt bò: 30-40 gram
- Gạo: 10-20 gram
- Ớt chuông: 10 gram
- Nấm rơm, dầu oliu và phô mai
Cách chế biến:
- Thịt bò rửa sạch với nước muối sau đó cắt thành từng lát nhỏ và băm nhuyễn thật nhuyễn
- Ớt chuông và nấm rơm rửa sạch sau đó cắt hạt lựu khoảng 2 đến 3mm
- Gạo vo sạch sau đó cho vào nồi và bắt đầu ninh nhừ thành cháo. Cùng lúc đó cho thịt bò, nấm rơm, ớt chuông và dầu oliu vào xào đến khi thịt bò chín thì tắt bếp.
- Khi cháo đã nhừ thì cho hỗ hợp đã xào vào và đảo đều tay sau đó đóng nắp và ninh thêm khoảng 5 đến 10 phút cho bò mềm.
- Múc cháo vào cối xay và bắt đầu xay nhẹ vài lần (lưu ý chỉ xay mồi để cháo và bò mịn hơn)
- Cho ra tô và rắc một ít phô mai lên để tạo vị béo cho cháo và sử dụng.
Cháo sườn non củ quả
Với vị ngọt tự nhiên từ nước hầm xương và rau củ kèm theo đó là rất nhiều chất dinh dưỡng. Cháo sườn non rau củ được nhiều mẹ nấu để giúp đa dạng hơn về thực đơn và dinh dưỡng cho trẻ.
Nguyên liệu cần thiết:
- Sườn non: khoảng 3 đến 4 cọng tùy vào độ to của sườn
- Bột gạo tẻ: 20 gram
- Bắp tách hạt, cà rốt, đậu Hà Lan và dầu oliu
Cách chế biến:
- Sườn non rửa sạch với nước muối sau đó cho vào nồi và bắt đầu ninh nhừ lấy nước ngọt trong khoảng 30 đến 45 phút thì vớt sườn ra tách lấy thịt và xé nhỏ vừa bé ăn.
- Hạt bắp, cà rốt và đậu Hà Lan rửa sạch sau đó hấp cách thủy hoặc luộc đến khi mềm thì vớt ra và dùng thìa tán mịn.
- Pha nước và bột gạo tẻ (tùy bé thích ăn cháo đặc hoặc lỏng sẽ thay đổi lượng nước cho vào) sau đó khuấy đều cho bột tan và cho vào nồi đảo đều tay để tránh cháy đáy nồi.
- Khuấy đều tay đến khi bột chín thì cho hỗn hợp rau đã tán mịn và thịt đã xé nhỏ vào và tiếp tục đảo đều tay để hỗn hợp cháo được trộn lên đều trong khoảng 5 phút.
- Cho cháo ra tô và cho vào vài giọt dầu oliu để giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn là đã có thể cho bé dùng bữa được rồi nhé.
Bài viết liên quan:
Khám phá cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm đơn giản và dinh dưỡng nhất
Cá hồi được xem là nguồn bổ sung omega-3 và các chất đạm tự nhiên vô cùng dồi dào. Nếu được bổ sung đầy đủ omega-3 thì khả năng tư duy và trí tuệ của trẻ sẽ phát triển rất tốt và trẻ sẽ rất thông minh.
Nguyên liệu cần thiết:
- Phi lê cá hồi tươi: 30 gram
- Đậu que: 2 đến 3 quả tùy vào sức ăn của trẻ
- Cà rốt: khoảng 1/3 củ
- Khoai tây: 1/2 củ
- Gia vị nêm nếm kèm theo
Cách chế biến:
- Phi lê cá hồi rửa với nước sạch sau đó lọc bỏ da và cắt hạt lựu khoảng 1 đến 1,5cm.
- Đậu que, cà rốt và khoai tây sơ chế bỏ vỏ và rửa sạch. Đậu que cắt đôi nếu quá dài, cà rốt cắt thành từng thanh khoảng 2cm, khoai tây để nguyên nữa củ.
- Cho chảo nóng và cho dầu oliu vào chiên cá cùng một vài tép tỏi để tăng hương vị. Khi cá gần chín thì rắc một ít muối vào và chiên tiếp đến khi cá chín.
- Các loại rau cho vào nồi luộc hoặc hấp cách thủy đến khi mềm thì lấy ra.
- Bày trí cá và rau lên đĩa cho bắt mắt và cho bé tự bốc ăn sẽ ngon miệng hơn.
Mì ý bò xay
Nếu bé đã bắt đầu chán các loại cháo thì mẹ có thể nấu mì ý để thay đổi bữa ăn giúp bé ngon miệng hơn. Với công thức đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ nấu nhanh và bé ăn ngon hơn.
Nguyên liệu cần thiết:
- Sợi mỳ ý đã luộc mềm: 25 gram
- Thịt bò xay nhuyễn: 20 gram
- Cà chua: 1 quả
- Phô mai và rau sẽ tùy sở thích của bé
Cách chế biến:
- Cà chua rửa sạch và bóc vỏ sau đó cho vào máy xay nhuyễn mịn.
- Cho thịt bò đã xay nhuyễn vào chảo xào cùng một ít dầu oliu đến khi chín thì cho sốt cà chua vào tiếp tục xào đến khi sốt sệt lại.
- Bày mì ý đã luộc mềm lên dĩa và múc sốt cho lên trên và cho phô mai lên trên mặt (rau và phô mai sẽ tùy ý bé) là đã có thể ăn được rồi.
Tổng kết
Thực đơn cho trẻ sẽ không chỉ dừng lại ở những món trên mà còn vô vàn các món ngon đang đợi bé thưởng thức. Quan trọng là mẹ phải cân bằng và đảm bảo được dinh dưỡng một cách hợp lý để trẻ không bị quá dư hoặc quá thiếu một chất bất kỳ.
Sau bài viết, hy vọng các mẹ có thêm được kiến thức về thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm. Từ đó đưa ra một thực đơn hợp lý để trẻ có thể vừa thưởng thức món ngon của mẹ và vừa bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng nhé.
Xem thêm:
- Khám phá cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm đơn giản và dinh dưỡng nhất
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh để bé vào nếp ăn ngủ và tăng cân nhanh
- Các bước chăm sóc trẻ sơ sinh hằng ngày mẹ nào cũng cần biết
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!