Hiện nay có nhiều phương pháp giúp bé ăn dặm hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chọn phương pháp ăn dặm truyền thống. Ba mẹ cần phải hết sức thận trọng khi thiết kế thực đơn cho con. Vậy để có được một thực đơn ăn dặm truyền thống hiệu quả, phụ huynh cần làm gì? Hãy tìm hiểu ngay nhé!
Ăn dặm truyền thống là gì?
Ăn dặm truyền thống là một phương pháp đã có từ rất lâu ở Việt Nam. Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Để bổ sung dưỡng chất cần thiết hiệu quả cho trẻ, mẹ cần xay nhuyễn thức ăn. Các loại thứ ăn mà bé có thể ăn trong giai đoạn ăn dặm như rau củ, thịt, cá. Bạn hãy xay nhuyễn rồi nấu bột cho bé ăn.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp cho trẻ
Để có thực đơn ăn dặm hoàn hảo đòi hỏi mẹ nên biết cách chọn lựa thức ăn. Giai đoạn này, dạ dày của bé còn non yếu, khó hấp thu các loại thực phẩm quá thô. Bạn có thể lựa chọn những loại thức ăn tương đối mềm, dễ nuốt. Thực phẩm tự nhiên cần tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng.
Với thực phẩm công nghiệp, mẹ hãy chú ý thương hiệu cũng như thông tin thành phần trên bao bì… Ngoài ra, dù chọn thức ăn tự nhiên hay công nghiệp, thực đơn ăn dặm truyền thống cần đảm bảo đủ chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và chất xơ.
Cách ăn dặm truyền thống mẹ nên chú ý
Cách ăn dặm truyền thống khác hoàn toàn với các phương pháp ăn kiểu Nhật hay tự chỉ huy. Mẹ cần chú ý:
- Áp dụng đúng nguyên tắc: Ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn;
- Xay nhuyễn cháo theo mức độ thô khác nhau tùy theo độ tuổi, giúp bé luyện tập khả năng ăn thức ăn thô;
- Chọn những loại rau củ giàu dinh dưỡng, đồng thời nên quan tâm đến việc thêm gia vị để bé dễ ăn hơn;
- Với thịt và cá, bạn nên thêm một ít gia vị cho bé trên 1 tuổi như gừng, hành và sơ chế trước. Đặc biệt, cá, lươn, tôm thì không nên xay quá nhuyễn vì sẽ mất hết chết dinh dưỡng.
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé
Ba mẹ hãy chủ động thiết kế thực đơn ăn dặm cho con yêu nhé. Bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích dưới đấy:
Giờ | Thứ 2, thứ 3 | Thứ 4, thứ 5 | Thứ 6, thứ 7 | Chủ nhật |
6h | Bú mẹ hoặc sữa công thức 150ml-200ml | Bú mẹ hoặc sữa công thức 150ml-200ml | Bú mẹ hoặc sữa công thức 150ml-200ml | Bú mẹ hoặc sữa công thức 150ml-200ml |
9h | Bột thịt gà
Bột gạo Thịt gà Dầu ăn Lá mồng tơi
|
Bột thịt bò
Bột gạo Thịt bò Dầu ăn Lá rau ngót
|
Bột trứng
Trứng gà Dầu ăn Cà rốt
|
Bột cua
Bột gạo Cua đồng Bí đỏ |
10h | Chuối tiêu ½ trái | Xoài | Đu đủ | Hồng xiêm |
11h | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
14h | Bột đậu xanh bí đỏ
Bột gạo Bột đậu xanh Dầu ăn Bí đỏ |
Bột tôm
Bột gạo Thịt tôm Rau ngót |
Bột thịt lợn
Bột gạo Thịt nạc Bí đao |
Bột trứng
Trứng gà Dầu ăn Mướp |
16h | Nước cam | Nước ép dưa hấu | Nước cam | Nước cam |
18h | Bột gan (gan lợn)
Bột gạo Gan nghiền nhỏ Bí đỏ
|
Bột thịt lợn
Bột gạo Thịt nạc Khoai lang |
Bột cua
Bột gạo Cua đồng Su su |
Bột thịt gà
Bột gạo Cà chua Thịt gà |
Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này
1. Ưu điểm
Việc xay nhuyễn thức ăn không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Với lượng thức ăn hợp lý, bé sẽ phát triển nhanh chóng. Mẹ có thể thiết kế thực đơn ăn dặm truyền sao cho con yêu có được một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
2. Nhược điểm
Phương pháp ăn dặm truyền thống khiến bé dần “ỷ” lại vào việc ăn thức ăn nhuyễn. Xay trộn nhiều loại thức ăn cũng khiến trẻ khó khăn trong phân biệt mùi vị. Điều này vô tình khiến trẻ biếng ăn khi lớn hơn cũng như không phát triển được các kỹ năng một cách tự nhiên.
Trên đây là một số thông tin về việc ăn dặm truyền thống. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra thực đơn ăn dặm truyền thống để các bạn tham khảo. The Asian Parent mong rằng những điều này sẽ giúp ba mẹ bổ sung thêm kiến thức nuôi dạy bé tốt hơn.
Xem thêm:
- Mớm cho bé, dùng chung thìa có phải cách cho bé ăn dặm đúng?
- Mẹ nên tập cho bé ăn dặm như thế nào cho đúng cách?
- Lợi ích khi cho bé tập “ăn bốc” và những món thích hợp để luyện kỹ năng cầm nắm và tự ăn cho bé