Thóp trẻ sơ sinh không phập phồng có nguy hiểm không? Mẹ cần chú ý điều gì khi chăm sóc con?

Thóp trẻ sơ sinh không phập phồng hay thóp trẻ sơ sinh không đập sẽ phản ánh một phần nào đó tình trạng sức khỏe của trẻ. Các phụ huynh hãy quan sát để nhận biết nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dù chỉ là một bộ phận nhỏ trên đầu của trẻ, nhưng thóp lại là bộ phận quan trọng. Thóp trẻ sơ sinh đập phập phồng hay thóp trẻ sơ sinh không phập phồng là bình thường? Thóp trẻ sơ sinh không đập có sao không? Khi nào nên đưa bé đến bác sĩ khám thóp trẻ sơ sinh? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Thóp trẻ sơ sinh không phập phồng có nguy hiểm?

Khi trẻ vừa chào đời, xương sọ chưa nối liền với nhau, vì vậy giữa chúng có khoảng không gọi là khớp nối. Còn những điểm trũng ở giữa các khớp nối được gọi là thóp. Chúng phản ánh gần như chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Thóp của trẻ sơ sinh còn gọi là “cửa đỉnh đầu”- nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Chúng được phân  ra 2 loại: thóp trước và thóp sau.

Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh với xương trán; còn thóp sau chính là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh với xương chẩm.

Thóp của trẻ sơ sinh có chức năng bảo vệ bộ não của bé trước áp suất bên ngoài, khi đầu bé chui từ bụng mẹ ra bị ép chặt lại. Bé sẽ cảm thấy đau đớn, thậm chí có thể gây ra chảy máu trong não. Vùng mắt và màng xương cực kỳ nguy hiểm nếu như không có các khoảng đàn hồi này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thóp trẻ em còn có tác dụng như một cái nệm bảo vệ đầu bé khỏi chấn thương khi ngã. Trên đầu bé có tới 6 thóp, 4 cái ở 2 bên đã khép lại trong giai đoạn cuối kì mang thai.

Nhưng có khi nó lại mở trong 2 – 3 tháng đầu sau khi bé ra đời. Và chỉ có 1 thóp mở, nằm giữa xương đỉnh đầu với trán cho đến khi trẻ 1 tuổi.

 

Dựa vào thóp trẻ sơ sinh kkhông phập phồng hay đập như thế nào, chúng ta có thể phần nào đó xác định cơ thể trẻ có khỏe mạnh hay không

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Thóp ở trẻ sơ sinh là một phần của cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong những tháng đầu đời của trẻ. Thóp trẻ sơ sinh phập phồng có thể do sinh lí, chưa được lấp kín bằng xương khiến mẹ có cảm giác thóp bé phập phồng khi sờ tay vào. Thóp trẻ sơ sinh sẽ thay đổi liên tục cho đến khi nó hoàn thiện, có thể phẳng, hơi trũng hoặc hơi đầy hơn một chút. Nếu đột ngột thóp của trẻ phồng lên hoặc trũng xuống, đây có thể là dấu hiệu của một số bất thường về sức khỏe như các bệnh lý gây tăng áp lực sọ não nếu thóp phồng, hoặc mất nước cấp tính, suy dinh dưỡng khi thóp trũng.

Nhận biết tình trạng sức khỏe của bé qua các dấu hiệu của thóp

Thóp trẻ sơ sinh không phập phồng hay thóp trẻ sơ sinh không đập sẽ phản ánh một phần nào đó tình trạng sức khỏe của trẻ. Các phụ huynh hãy quan sát để nhận biết nhé!

Thóp của trẻ sơ sinh đóng quá sớm hoặc quá muộn

Khi trẻ chào đời, thóp trước có kích thước 2.5 x 2.5cm. Sau khi sinh 2-3 tháng, thóp sẽ rộng ra theo sự tăng chu vi đầu trẻ. Còn thóp sau có kích thước nhỏ bằng đầu móng tay.

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, thông thường, thời gian đóng thóp là 3-4 tháng cho thóp sau và 14-15 tháng đối với thóp trước. Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm có thể do nhiều lý do như bẩm sinh, não hoặc xương đầu cốt hóa sớm hoặc mẹ bị phơi nhiễm tia X-quang trong thời gian dài. Ngược lại, việc thóp trẻ đóng muộn cho thấy khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp kém hoặc thiếu vitamin D gặp ở trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thậm chí do não to lên bất thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể cảm nhận thóp của trẻ sơ sinh khi đặt tay lên đầu của trẻ

Thóp của trẻ sơ sinh phồng lên hoặc lõm xuống

Ở trẻ sơ sinh, thóp bé hơi phồng lên theo nhịp đập của tim được xem là bình thường. Khi sờ ngón tay lên thóp bạn sẽ cảm thấy mềm mềm và rỗng ở vùng da bảo vệ thóp.

Nếu thóp trước của trẻ chưa đến lúc khép mà đã phồng lên. Tức là áp suất trong não trẻ đang tăng cao và dễ mắc bệnh viêm màng não, não úng thủy…

Còn nếu thóp trẻ sơ sinh không phập phồng, thóp trước lõm xuống thì trẻ có thể bị mất nhiều nước, thường có biểu hiện như nôn, ói, tiêu chảy, suy dinh dưỡng…

Khi trẻ mới chào đời, mẹ cần hết sức nhẹ nhàng khi chạm vào vùng đầu vốn nhạy cảm của trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thóp của trẻ sơ sinh rất nhỏ hoặc khép kín

Theo nghiên cứu, người mẹ dùng nhiều thuốc chứa canxi trong quá trình mang thai thường gây ra hiện tượng bé sinh ra có thóp rất nhỏ hoặc gần như là khép kín.

Việc bổ sung canxi khi mang thai là tốt, nhưng mẹ chỉ nên dùng liều lượng vừa phải. Không nên lạm dụng thuốc. Mẹ hãy bổ sung canxi có trong những thực phẩm như súp lơ, hạt hướng dương, bắp cải…

Nếu mẹ thấy thóp trẻ sơ sinh phồng lên theo nhịp đập của tim thì đây là điều bình thường

Tốc độ khép của thóp quá nhanh hoặc quá chậm

Thông thường, tốc độ khép lại trung bình của thóp là 2.5mm 1 tháng. Nếu tốc độ khép quá nhanh chứng tỏ cơ thể bé đang bị thừa canxi.

Nếu tốc độ khép lại quá chậm thì tức là cơ thể bé đang thiếu vitamin D. Mẹ hãy cho trẻ tắm nắng, hoặc ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá, nấm, trứng…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Như vậy, việc quan sát thóp trẻ sơ sinh rất cần thiết. Mọi dấu hiệu thóp trẻ sơ sinh không phập phồng, thóp trẻ sơ sinh không đập đều cần được chú ý kỹ.

Vì đó có thể là dấu hiệu phản ánh sức khỏe, thể trạng trẻ tốt hay không. Nếu phát hiện điều bất thường, mẹ hãy đưa bé đi kiểm tra ngay nhé!

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen