Những điều cần biết về nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là khá phổ biến. Bác sỹ nhi khoa - Pratibha Agarwal của Phòng mạch Kinder Clinic ở Singapore đã cho ý kiến chuyên môn của mình về tình trạng này.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp và hoàn toàn có thể được xử lý dứt điểm 1 cách đơn giản. Để hiểu đúng về tình trạng này, mời các mẹ cùng đọc những thông tin sau:

  • Thế nào là nấm miệng ở trẻ sơ sinh?
  • Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh
  • Cách điều trị và phòng ngừa

Nấm miệng là bệnh như thế nào?

Theo chuyên gia, nấm miệng là tình trạng các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng gây tổn thương răng miệng, thường là trên lưỡi hoặc má trong. Theo các chuyên gia y tế tại Sở Y tế Quốc gia, Vương quốc Anh (NHS), loại nấm này hiện diện trong miệng của người khỏe mạnh và thường không gây ra vấn đề. Nhưng đôi khi, nấm có thể phát triển rất nhanh và gây nhiễm trùng trong khoang miệng.

Bạn có thể chưa biết:

Người nhà trị tưa lưỡi bằng thuốc cam khiến bé 3 tháng bị viêm màng não nguy kịch

    Lưỡi bé sơ sinh đóng cặn trắng có phải con bị nấm miệng?

Các tổn thương do nấm miệng có thể gây đau và chảy máu khi cạo ra và có thể lây sang vòm miệng, nướu răng, amidan, cổ họng. Đối với người khỏe mạnh thì nấm miệng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên ở người có hệ miễn dịch suy yếu hay trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi có thể nặng hơn và khó kiểm soát.

Nấm miệng là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, bệnh còn được gọi là tưa miệng hay candida miệng. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh thường ở thể nhẹ và ít khi gây ra vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nếu được điều trị đúng cách, nấm miệng sẽ biến mất trong khoảng vài ngày.

Các nguyên nhân và triệu chứng của nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấm miệng

Nấm miệng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh vì hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành và có ít khả năng chống nhiễm trùng. Nó cũng có thể xảy ra nếu trẻ đã được điều trị bằng kháng sinh gần đây do lượng vi khuẩn “tốt” trong miệng bé giảm do kháng sinh, cho phép sự phát triển của nấm.

Tiến sĩ Pratibha Agarwal, một bác sĩ nhi khoa tư vấn cho Kinder Clinic tại Singapore, giải thích rằng nấm miệng ở trẻ cũng có thể xảy ra phổ biến hơn khi người mẹ bị nhiễm nấm âm đạo hoặc dùng kháng sinh trong một thời gian dài. Bệnh sau đó có thể được chuyển sang con trong khi cho con bú nếu núm vú của mẹ bị ảnh hưởng, dẫn đến hậu quả nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng của bệnh

Ở giai đoạn đầu, bệnh tưa miệng có thể không có dấu hiệu rõ rệt. Ở giai đoạn sau, trẻ thường có các biểu hiện sau:

  • Trong miệng có các mảng màu trắng kem, vàng nhạt ở các vị trí như trên bề mặt lưỡi, trong má, nướu…
  • Nếu cọ vào mảng trắng thì thấy chảy máu nhẹ
  • Miệng có mùi khó chịu
  • Môi khô, khóe miệng nứt nẻ
  • Trẻ bỏ bú, bú kém do đau, nóng rát trong miệng

Bạn có thể chưa biết:

Khi bị tay chân miệng tắm lá gì để mau lành bệnh? Mẹo trị bệnh này có thực sự hiệu quả? – Hãy nghe các bác sĩ tư vấn

    10 món ăn bổ dưỡng nhất cho trẻ bị tay chân miệng chóng khỏi bệnh

Điều trị và phòng ngừa nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Các mẹ sẽ bớt căng thẳng khi biết rằng nấm miệng ở hầu hết các trường hợp, là không nguy hiểm. Tiến sĩ Agarwal giải thích rằng nấm miệng rất hiếm khi gây hại. Các thuốc điều trị nấm miệng có thể là trong các hình thức của một gel kháng nấm đường uống,  được bôi vào trong miệng. Một số thuốc cũng có thể uống.

Phòng ngừa

Dưới đây là một số mẹo để giúp ngăn chặn tình trạng trẻ sơ sinh bị nấm miệng:

  • Nếu một người mẹ mang thai bị nhiễm nấm âm đạo, sau đó, theo tiến sĩ Agarwal, cô ấy nên được điều trị để ngăn ngừa lây truyền bệnh cho em bé trong suốt quá trình sinh bình thường.
  • Mẹ cho con bú bị nhiễm nấm xung quanh khu vực núm vú, cô ấy cũng cần được điều trị cùng lúc để ngăn chặn sự lây nhiễm từ việc liên tục bú giữa mẹ và bé.
  • Trong trường hợp trẻ cần dùng kháng sinh kéo dài, dùng chế phẩm sinh học có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng của đường ruột, do đó làm giảm khả năng của nấm miệng.
  • Rửa tay sau khi thay tã/bỉm cho bé. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của nấm và ngăn khả năng nấm truyền qua hệ thống tiêu hóa của bé.

Cuối cùng, nấm miệng ở trẻ không phải là một cái gì đó mà bạn cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ bé của bạn có thể có khả năng bị bệnh, hoặc nếu bạn đang cho con bú và bạn nghĩ rằng bạn có núm vú tưa miệng, tốt nhất đi khám Bác Sỹ Nhi ngay để điều trị kịp thời.

Xem thêm 

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis