Sau sinh ở cữ bao lâu thì được hoạt động bình thường?

Mẹ sau sinh thường có thể tự ngồi dậy sau 6-8 giờ, sinh mổ sau 12 giờ. Ngày hôm sau các mẹ có thể tự đi lại được. Việc vận động sớm có lợi cho việc co bóp tử cung giúp nó trở về đúng vị trí cũ và sản dịch có thể thoát ra ngoài hoàn toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời gian ở cữ là bao lâu? Ngày nay các bác sĩ thường khuyên mẹ sau sinh ở cữ khoảng 1 tháng để cơ thể có thể hồi phục hoàn toàn sau kì vượt cạn. Tuy nhiên thời gian này có thể thay đổi tuỳ thể trạng của mẹ.

  • Thời gian ở cữ là bao lâu?
  • Những điều mẹ cần biết trong thời gian ở cữ

Thời gian ở cữ là bao lâu?

Ở cữ là thời gian cần thiết của mẹ sau sinh, cả sinh thường lẫn sinh mổ để phục hồi cơ thể lẫn tinh thần sau cuộc vượt cạn. Quan niệm dân gian cho rằng phụ nữ sau sinh cần phải ở cữ tận 3 tháng hoặc dài hơn. Trong thời gian ở cữ, người mẹ phải tuân thủ những quy tắc ngặt nghèo như phải ở phòng hoàn toàn kín gió, hạn chế tiếp xúc với mọi người, hạn chế làm việc và thậm chí là hạn chế tắm rửa.

Ngày nay, do cuộc sống bận rộn nhưng cũng tiện nghi hơn, tốc độ hồi phục của phụ nữ sau sinh cũng nhanh hơn. Trả lời câu hỏi “Thời gian ở cữ là bao lâu”, theo bác sĩ CK1 Dương Ngọc Vân, bệnh viện Medlatec, phụ nữ sau sinh hiện tại chỉ cần ở cữ khoảng 1 tháng miễn là trong thời gian này sản phụ áp dụng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, cân bằng thì vẫn đủ thời gian để cơ thể phục hồi và đủ sữa cung cấp cho con. Ngoài sự cố gắng của người mẹ, bản thân người chồng và gia đình sản phụ cũng là tác nhân quan trọng giúp mẹ sau sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Mẹ bầu nên ở cữ khoảng 1 tháng (Nguồn: Vinmec)

Xem thêm:

Ở cữ sau sinh bao lâu thì đủ ngày đủ tháng cho sản phụ hồi phục sức khỏe?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những điều mẹ cần biết trong thời gian ở cữ

Dưới đây là một số lời khuyên của các bác sĩ về giai đoạn ở cữ sau sinh, giúp các mẹ có thể chủ động chăm sóc bản thân:

1. Mẹ sau sinh không nên kiêng khem quá nhiều trong ăn uống vì không có bất cứ một chỉ định kiêng cữ loại thực phẩm nào trừ các loại thực phẩm có thể gây dị ứng, hoặc không được ăn do bệnh lý nào đó của mẹ. Tuy nhiên không nên ăn đồ mặn, hoặc các thức ăn lên men, không ăn đồ ăn sống vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Mẹ cần ăn uống đầy đủ, đa dạng, đặc biệt ăn nhiều rau, trái cây tươi. Uống nhiều nước và sữa để nhanh hồi phục sức khỏe.

2. Vệ sinh sạch sẽ thân thể là điều tối quan trọng. Vì thế, mẹ sau sinh không cần kiêng việc tắm gội, chải đầu, đánh răng hay súc miệng. Mẹ chỉ cần lưu ý không dùng nước lạnh khiến cơ thể bị mất nhiệt. Nên tắm bằng nước ấm trong thời gian ngắn và ở trong phòng kín gió sau khi tắm. Sau khi tắm xong, có thể xông người bằng lá bạc hà hoặc kinh giới, tía tô , vỏ bưởi, vỏ cam... giúp cơ thể tăng cường bài tiết chất thải qua mồ hôi và làm ấm cơ thể.

Mẹ sau sinh nên tắm hằng ngày nhưng không được tắm quá lâu (Nguồn: Freepik)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Bộ phận sinh dục cần được vệ sinh hàng ngày. Khi vệ sinh không được xối nước trực tiếp vào âm đạo. Bên cạnh đó cần theo dõi sản dịch hàng ngày, nếu có dấu hiệu bất thường về lượng sản dịch hay màu sắc, trạng thái cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa được can thiệp y tế.

4. Mẹ có thể cảm thấy khó tiểu tiện sau khi sinh nhưng không được nhịn tiểu mà phải đi tiểu càng sớm càng tốt.

5. Việc ăn mặc cũng tuỳ theo thời tiết nơi mẹ sinh sống. Nhiều mẹ vẫn nghĩ sau sinh phải mặc quần áo tay dài nhưng nó chỉ đúng khi mẹ ở vùng khí hậu lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể. Nếu ở nơi thời tiết bình thường, mẹ có thể mặc quần áo thoáng mát để thoát mồ hôi, hạn chế tăng thân nhiệt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

7 thực đơn ở cữ sau sinh cho mẹ nhiều sữa và lấy lại vóc dáng nhanh!

6. Về việc nằm than, cũng có một số quan điểm trái chiều. Thực tế việc các sản phụ cần giữ ấm cơ thể là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, việc nằm than thối lối xưa thì khá nguy hiểm và có thể mang lại một số hậu quả nếu mẹ không cẩn thận như khí CO2 sinh ra từ than gây độc cho mẹ và bé, hơi nóng từ than có thể ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục đang nhạy cảm của mẹ…

7. Sản phụ không nên nịt bụng để giảm vòng hai vì có thể khiến mạch máu bị chèn ép ảnh hưởng tới quá trình lành sẹo của các mẹ sinh mổ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nịt bụng là chuyện không được khuyến khích khi ở cữ (Nguồn: Vinmec)

8. Không nên dành nhiều thời gian xem tivi, đọc sách... nên dành thời gian hợp lý để nghỉ ngơi lấy sức. Tuy vậy cũng nên dành thời gian vận động nhẹ nhàng sau sinh. Mẹ sau sinh thường có thể tự ngồi dậy sau 6-8 giờ, sinh mổ sau 12 giờ. Ngày hôm sau các mẹ có thể tự đi lại được. Việc vận động sớm có lợi cho việc co bóp tử cung giúp nó trở về đúng vị trí cũ và sản dịch có thể thoát ra ngoài hoàn toàn.

9. Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc để cơ thể nhanh hồi phục, tinh thần cũng sảng khoái hơn, đồng thời giảm căng thẳng sau sinh. Nhờ đó lượng sữa tiết ra cũng sẽ nhiều hơn.

10. Vợ chồng nếu có quan hệ tình dục trong thời gian này cần có biện pháp ngừa thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn ngay sau khi sinh.

Có thể nói thời gian ở cữ là thời gian khá khó khăn với mẹ bầu vì phải chú ý nhiều thứ trong ăn uống, sinh hoạt nên tâm lý mẹ bầu sau sinh có thể không thoải mái. Người thân cần luôn bên cạnh san sẻ, động viên để giúp mẹ sớm vượt qua thời gian này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: Một số điều sản phụ cần kiêng cữ sau sinh để đảm bảo sức khỏe - Bệnh viện Medlatec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hoanglan