Thèm chua là sinh con trai hay con gái? Mẹ ăn nhiều đồ chua có sao không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thèm chua là sinh con trai hay con gái? 1 số mẹ khẳng định rằng việc thèm chua là dấu hiệu mang bầu con gái thì ngược lại có mẹ lại kể lại rằng bản thân mình thích ăn vị chua và mặn nhưng gia đình lại có 1 bé trai.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Vì sao mẹ bầu lại thèm chua khi mang thai?
  • Thèm chua sinh con trai hay gái?
  • Mẹ bầu ăn nhiều đồ chua có sao không?
  • Giải pháp cân bằng dinh dưỡng cho mẹ ốm nghén thèm ăn chua

Vì sao mẹ bầu lại thèm chua khi mang thai?

Thèm chua sinh con trai hay con gái? Trước đây mẹ không thường ăn đồ chua nhưng bỗng nhiên xuất hiện cảm giác thèm chua và thích đồ ăn có vị chua thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Đó là 1 trong những dấu hiệu nghén ngẩm đặc trưng ở các tuần thai đầu khi em bé mới hiện diện trong cơ thể mẹ. Thèm chua là 1 hiện tượng sinh lý bình thường trong thai kỳ mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Nhưng bà bầu thèm chua là do đâu?

Bạn có thể chưa biết:

10 món ăn giảm ốm nghén dành cho bà bầu bị nghén nặng

Mẹ ốm nghén nhiều, con thông minh hơn? Liệu có phải không?

Giúp giảm cảm giác ốm nghén

Đa phần các chị em khi bước sang tuần thai thứ 6 đều ít nhiều có cảm giác ốm nghén vì bắt đầu xuất hiện trạng thái chán ăn hay khó chịu. Lúc này, 1 số loại hoa quả có vị chua như mận, mơ, chanh, dâu tây, me, xoài, cóc… lại trở nên hữu dụng vì giúp mẹ bầu dễ chịu, giảm cảm giác buồn nôn, lấy lại sự ngon miệng sau những chuỗi ngày bị cơn nghén hành hạ.

Thèm chua là phản ứng sinh lý của cơ thể khi mang thai

Theo lý giải của các chuyên gia, hiện tượng thèm chua xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ có liên quan đến hormone gonadotropin bài tiết từ màng đệm nhau thai. Hormone này ngăn cản lượng acid từ dạ dày và làm giảm hoạt tính của men tiêu hóa. Vì vậy, việc xuất hiện cảm giác thèm chua là để giúp cân bằng lượng acid trong cơ thể khi bị ức chế bài tiết.

Thèm chua là sinh con trai hay con gái?

Dựa vào cơn nghén vị để xác định giới tính thai nhi là kinh nghiệm dân gian mà không ít chị em thường thảo luận. Vậy thèm chua là sinh con trai hay con gái?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong khi 1 số mẹ khẳng định rằng việc thèm chua là dấu hiệu mang bầu con gái thì ngược lại có mẹ lại kể lại rằng bản thân mình thích ăn vị chua và mặn nhưng gia đình lại có 1 bé trai. Như vậy thèm chua sinh con trai hay con gái có thể đúng với dự đoán dựa trên khẩu vị của mẹ này nhưng lại không chính xác với 1 số mẹ có khẩu vị tương tự.

Vậy thèm chua sinh con gì? Theo các bác sĩ, giới tính của em bé đã được hình thành ngay trong giai đoạn thụ tinh, trước cả khi các mẹ biết mình có bầu. Do đó, xác suất sinh con trai hay con gái dựa vào khẩu vị đồ ăn hoàn toàn không có bất kỳ căn cứ khoa học nào. Và sự thật về cơn thèm ăn của mẹ bầu thường gắn với sự thay đổi hormone và tình trạng dinh dưỡng trong cơ thể mẹ hơn là liên quan đến giới tính thai nhi.

Cũng như các kinh nghiệm dân gian truyền miệng khác như dựa vào hình dáng bụng bầu, sự thay đổi làn da, tốc độ của nhịp tim, kích thước của vòng 1, sự tò mò của mẹ bầu về việc thèm chua là sinh con trai hay con gái cũng đem lại nhiều câu trả lời thú vị.

Mẹ bầu ăn nhiều đồ chua có sao không?

Thèm chua khi mang thai hoàn toàn là cơ chế bản năng và không đáng lo ngại. Nếu mẹ bầu biết bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C một cách cân bằng và hợp lý với các nguồn dinh dưỡng từ những loại thực phẩm khác sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Giảm tình trạng ốm nghén, kích thích vị giác, giúp mẹ ăn được nhiều hơn
  • Hầu hết các loại trái cây có vị chua đều giàu vitamin C. Đây là 1 dưỡng chất có tác dụng quan trọng trong việc hình thành tế bào, cấu thành các bộ phận, tăng cường hoạt động tạo máu của thai nhi đồng thời tăng sức đề kháng cho mẹ bầu
  • Các loại quả chua thường cung cấp acid là môi trường giúp nguyên tố sắt dễ dàng được hấp thu vào cơ thể, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.

Tuy nhiên, cần lưu ý thêm với các chị em đang mang thai rằng ăn quá nhiều đồ chua sẽ gây nên những hậu quả khó lường:

  • Chỉ ăn chua có thể làm giảm nồng độ pH trong cơ thể, dễ gây mệt mỏi, làm mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể
  • Nồng độ acid tăng cao làm tăng cảm giác thèm ăn nhiều hơn có thể khiến mẹ mất kiểm soát trong việc dung nạp các thực phẩm khác, tiềm ẩn nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ
  • Ăn chua trong thời gian dài cũng ảnh hưởng tới sự phát triển thậm chí gây dị tật ở thai nhi.

Bạn có thể chưa biết:

4 công thức làm sữa chua bằng nồi cơm điện thơm ngon, bổ dưỡng

8 lợi ích vàng dâu tây mang lại cho mẹ bầu và lưu ý khi ăn để hấp thu dinh dưỡng tốt nhất

Một số món ăn chua có lợi cho mẹ bầu

Sữa chua: Món ăn vặt này sẽ cung cấp nhiều lợi khuẩn và dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ mang thai có thể ăn sữa chua mỗi ngày vừa đáp ứng cơn nghén chua, vừa không phải lo lắng cho thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Canh chua: Các món canh chua có vị chua thanh dễ chịu giúp mẹ bầu thoát khỏi cảm giác thèm chua, còn có tác dụng kích thích ăn ngon miệng hơn. Canh chua chứa nhiều chất xơ cũng là chất cần thiết cho mẹ đang mang thai.

Dâu tây, dâu tằm: Các loại quả như dâu tây, dâu tằm là những loại quả mọng có vị chua rất dễ ăn lại rất giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên mẹ hãy lưu ý không nên ăn quá nhiều cùng lúc, có thể kết hợp với sữa chua để cân bằng vị tốt hơn.

Giải pháp cân bằng dinh dưỡng cho mẹ ốm nghén thèm ăn chua

Mặc dù thèm ăn chua và được ăn chua có thể khiến mẹ dễ chịu và thỏa mãn vị giác tức thì nhưng khi sử dụng đồ ăn có vị chua, mẹ nên lưu ý 1 số vấn đề sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Chỉ nên ăn với lượng vừa phải, hạn chế những loại có vị chua quá đậm như xoài xanh, cóc, me, chanh…
  • Không nên ăn chua khi đang đói
  • Khi ăn đồ chua cũng nên chọn lựa các loại quả nhiều vitamin C như cam, quýt, dâu tây… Những loại thực phẩm đã qua tẩm ướp, lên men như dưa muối, măng muối, kim chi bà bầu không nên ăn vì có hại cho sức khỏe
  • Nếu ốm nghén không ăn được gì, mẹ bầu nên tận dụng khả năng kích thích vị giác và tiêu hóa tốt của đồ ăn chua để cân bằng dinh dưỡng bằng cách ăn đồ chua trước sau đó chuyển sang ăn thêm các loại thực phẩm bổ dưỡng, có lợi khác
  • Đồ chua không phải là giải pháp duy nhất có thể giảm thiểu tình trạng ốm nghén. Thay vào đó, mẹ nên chia nhỏ lượng thực phẩm và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với lượng vừa đủ, không để cơ thể quá no hay quá đói. Nên tránh xa các món gây buồn nôn, lưu ý uống đủ từ 1,5 – 2l nước mỗi ngày. Cố gắng ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi năng lượng và tinh thần thoải mái hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp mẹ muốn thực hiện châm cứu hoặc tập luyện các bài tập yoga như 1 liệu pháp giảm bớt buồn nôn và đảm bảo sức khỏe khi mang thai.

Lời kết

Mang thai và sinh nở là 1 hành trình thật nhiều thử thách nhưng cũng không ít niềm vui và sự tò mò. Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi các bác sĩ chưa đủ dữ kiện để dự đoán giới tính thai nhi thì nhiều mẹ bầu thường rỉ tai nhau những mẹo nhỏ để đoán biết về em bé trong bụng là tiểu công chúa hay hoàng tử. Nếu mẹ băn khoăn thèm chua là sinh con gì thì hãy tự chọn cho mình 1 đáp án và chờ đón câu trả lời vào ngày em bé được sinh ra. Sẽ rất thú vị đấy!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi