Thai nhi tăng bao nhiêu kí trong tháng cuối là “đủ điều kiện” để lọt lòng?

Thai nhi thừa cân khi được sinh ra sẽ có nguy cơ hạ đường huyết (do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của trẻ sơ sinh không kịp điều chỉnh), dẫn đến các triệu chứng suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt... ở trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tháng cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu kg là đạt chuẩn cho kì vượt cạn? Theo bảng cân nặng tiêu chuẩn của WHO bé phải tăng trung bình 200gr trong mỗi tháng cuối thai kì. Để biết cụ thể về chỉ số này, mời các mẹ cùng đọc bài viết sau:

  • Tháng cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu kg?
  • Cân nặng của thai nhi tác động bởi điều gì?
  • Hậu quả của việc thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân tháng cuối

Tháng cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu kg?

Muốn biết thai nhi phát triển khoẻ mạnh và toàn diện hay không, ngoài các yếu tố không bệnh lý thì chỉ số dễ theo dõi nhất chính là cân nặng và chiều dài của thai nhi qua các giai đoạn. Cụ thể,  trước 20 tuần tuổi, thai nhi nằm trong tư thế cuộn tròn trong bụng mẹ. Giai đoạn này, chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông (chiều dài đầu mông). Từ tuần thai thứ 30 trở đi, thai nhi sẽ có cân nặng tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.

Bắt đầu bước vào tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ nặng khoảng 1.9 kg

Theo bảng cân nặng và chiều dài thai nhi được đề ra bởi WHO, trong những tháng cuối thai kỳ em bé phải tăng trung bình 200gr so với tháng trước và đạt mức hơn 3kg ở tuần thứ 38 để chuẩn bị cho việc lọt lòng mẹ. Dưới đây chi tiết các chỉ số tăng trưởng của thai nhi trong 3 tháng cuối theo WHO:

Xem thêm:

Làm sao để thai tăng cân nhanh tháng cuối, vào con không vào mẹ?

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 24 30 cm 600 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 25 34.6 cm 660 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 26 35.6 cm 760 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 27 36.6 cm 875 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 28 37.6 cm 1005 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 29 38.6 cm 1153 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 30 39.9 cm 1319 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 31 41.1 cm 1502 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 32 42.4 cm 1702 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 33 43.7 cm 1918 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 34 45 cm 2146 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 35 46.2 cm 2383 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần 36 47.4 cm 2622 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 37 48.6 cm 2859 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 38 49.8 cm 3083 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 39 50.7 cm 3288 g
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 40 51.2 cm 3462 g

Cân nặng của thai nhi tác động bởi điều gì?

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thành – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

1. Yếu tố di truyền.

2. Ngoại hình và cân nặng của mẹ trước khi có bầu: Cụ thể, mỗi bà mẹ sẽ có cân nặng trước khi sinh khác nhau, do đó, cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối cũng sẽ khác nhau ở từng bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ: Nếu mẹ ăn chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ chất thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý. Ngược lại, nếu dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn sẽ ảnh hưởng thai nhi thiếu chất, nhẹ cân.

4. Tăng đủ cân trong thai kỳ: Không chỉ thai nhi mà cả thai phụ cũng sẽ có chỉ số tăng cân riêng. Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì khả năng sẽ sinh con thiếu cân và ngược lại.

5. Số lượng thai: Trường hợp mẹ mang song hay đa thai thì cân nặng của từng bé thường nhẹ hơn do với những bà mẹ mang thai 1 bé.

Bé trong song thai thường có cân nặng nhẹ hơn bé bình thường (Nguồn: istock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Bệnh lý của mẹ: Nếu thai phụ mắc các bệnh lý thừa cân, béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng của bé.

7. Tuổi của bà mẹ mang thai.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu tháng cuối ăn chè đỗ đen được không và có tốt cho thai kỳ không?

Hậu quả của việc thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân tháng cuối

Nhiều người mẹ nghĩ rằng thai nhi càng nặng sẽ càng tốt vì điều đó có nghĩa là con đã được hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Trên thực tế, mỗi trường hợp đều có ảnh hưởng không tốt.

1. Trường hợp thai nhi thừa cân

  • Thai nhi quá to và dư cân có thể khiến cho việc sinh nở khó khăn, thậm chí gây tổn thương đường sinh dục của mẹ, gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ.
  • Thai nhi thừa cân khi được sinh ra sẽ có nguy cơ hạ đường huyết (do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của trẻ sơ sinh không kịp điều chỉnh), dẫn đến các triệu chứng suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… ở trẻ.

2. Thai nhi thiếu cân

  • Nếu bé bị nhẹ cân kéo dài trong suốt thai kỳ, bé có nguy cơ bị ngạt thở cao trong khi lọt lòng mẹ. Ngoài ra, do sức đề kháng kém nên dễ bị mắc các chứng bệnh như: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết…
  • Trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau. Cụ thể chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân.

Mẹ hấp thu dưỡng chất nghèo nàn sẽ khiến trẻ bị thiếu cân (Nguồn: Freepik)

Tháng cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu kg? Ba mẹ cần dựa vào bảng chiều dài và cân nặng của thai nhi qua các thời kì để theo dõi chỉ số tăng trưởng của con mình. Qua đó kịp thời điều chỉnh cân nặng của bé, giúp chuẩn bị tốt hơn cho việc chào đời của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng cuối – Bệnh viện ĐKQT Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hoanglan