Tư thế ngủ đúng trong thời gian mang bầu không chỉ giúp mẹ có giấc ngủ trọn vẹn. Mà còn giúp tránh nguy cơ về sức khỏe như tiền sản giật, huyết áp cao… Vậy với sản phụ thai thấp nên nằm ngủ như thế nào là tốt nhất?
Thai thấp là tình trạng khá nguy hiểm đối với cả sản phụ và thai nhi. Bởi vậy, mẹ bầu không chỉ phải chú ý đến tư thế ngủ, mà cả chế độ sinh hoạt, vận động, ăn uống…
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Câu hỏi: Thai thấp là gì? Thai nằm thấp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé hay không? Nên chú ý gì để đảm bảo thai kỳ an toàn?
Trả lời:
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:
Thai thấp là tình trạng gây nên bởi tư thế thai nhi hoặc do cơ địa của người mẹ khiến cho túi thai nằm thấp, làm bụng của mẹ bầu trễ xuống thấp hơn so với bình thường. Trường hợp thai bám thấp, khi cổ tử cung mở sẽ dễ có hiện tượng chảy máu nhiều hơn, khó kiềm soát, gây nguy hiểm cho người mẹ. Ngoài ra, túi thai thấp thường do nhau bám thấp sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc nguy cơ sanh non. Mẹ bầu nên kết hợp thêm kiểm tra bằng siêu âm để đánh giá tình trạng nhau bám thấp.
Một số lưu ý dành cho mẹ bầu để có một thai kì an toàn:
– Hạn chế hoạt động thể chất quá sức: cần hạn chế việc đi lại quá nhiều, chạy nhảy, không nên leo cầu thang bộ nhiều lần và lao động nặng.
– Lưu ý tư thế ngồi, nghỉ ngơi: Nếu công việc yêu cầu ngồi cố định trong một thời gian dài, nên dành ra những khoảng nghỉ ngắn để giúp cơ thể phục hồi.
– Khám thai định kì: nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng nếu có trong thời kì mang thai.
Thai thấp nên nằm ngủ như thế nào?
Do kích thước vòng bụng tăng, tình trạng đau lưng, chứng ợ nóng khiến mẹ bầu trằn trọc, khó ngủ. Đồng thời khó tìm được một tư thế ngủ thoải mái nhất và duy trì yên như vậy trong suốt giấc ngủ.
Với những mẹ bị thai thấp hay còn gọi là nhau thai bám thấp thì việc tìm được tư thế ngủ thoải mái càng khó khăn.
Thai thấp là tình trạng mà sau khi trứng thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng không di chuyển bám vào tử cung, mà vẫn nằm ở phía dưới tử cung. Tình trạng này được phát hiện thông qua việc siêu âm ở tam cá nguyệt đầu tiên.
Khoảng 80% trường hợp nhau thai bám thấp sẽ dần trở về đúng với vị trí ở cuối thai kỳ. Nên mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tốt nhất hãy giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ, chú ý ngủ đủ giấc. Vậy khi thai thấp nên nằm ngủ như thế nào?
Theo các bác sĩ sản khoa thì tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu và em bé trong bụng là nằm nghiêng. Đặc biệt là nghiêng bên trái. Bởi tư thế này giúp máu lưu thông tốt nhất, không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng.
Tư thế nằm nghiêng cũng giúp tăng lưu lượng máu và đưa chất dinh dưỡng nhiều hơn đến thai nhi để làm giảm nguy cơ thai chết lưu. Ngoài ra còn hỗ trợ thận lọc và thải độc tố ra ngoài.
Những lưu ý để bầu thai thấp có giấc ngủ ngon
Việc thai thấp nên nằm ngủ như thế nào, ngoài tư thế nằm đúng mẹ bầu cần ý những vấn đề sau để có giấc ngủ ngon hơn:
Thực hiện lối sống khoa học
Tạo môi trường ngủ lành mạnh, tắt hết nguồn sáng, chọn nệm có độ cứng và đàn hồi tối ưu để nâng đỡ cơ thể tốt nhất. Chăn ga nên chọn loại vải thấm hút tốt, thoáng mát như cotton, Tencel hay Modal.
Tuyệt đối không được nằm ngửa khi mang thai. Đây là lưu ý quan trọng mà thai phụ cần nhớ khi thắc mắc thai thấp nên nằm ngủ như thế nào.
Khi nằm ngửa trọng lượng của thai nhi và tử cung sẽ ép lên các cơ quan nội tạng, khiến máu khó lưu thông đến nhau thai. Điều này rất nguy hiểm cho thai nhi.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ này ít nhất mỗi mẹ bầu cần ngủ 6 tiếng/ngày. Nếu thiếu ngủ trầm trọng mẹ bầu có thể bị cao huyết áp, tiền sản giật, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Ngủ trưa giấc ngắn vừa đủ khoảng 30 phút. Bởi nếu ngủ trưa quá lâu sẽ bị rơi vào trạng thái ngủ lâu, khó thức giấc. Khi tỉnh giấc cơ thể sẽ bị mệt mỏi, loạng choạng. Và buổi tối sẽ khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, iPad hay xem tivi khi đã lên giường chuẩn bị đi ngủ. Vì thế, mẹ bầu cần nằm ngủ đúng tư thế và lưu ý các yếu tố trên để có giấc ngủ ngon, đầy đủ.
Tập yoga để cải thiện tâm trạng, tránh stress, lưu thông khí huyết. Lưu ý là bạn không được vận động mạnh khi thai thấp nhưng vẫn phải vận động nhẹ nhàng. Bởi vậy yoga là lựa chọn tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bầu thai thấp
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại rau củ quả giàu vitamin. Tăng cường thêm chất đạm, tinh bột chưa tinh chế như gạo, mì ống, bánh mì nguyên hạt. Không ăn thực phẩm chua cay làm chứng ợ nóng trầm trọng hơn.
Không ăn khuya bởi ăn muộn có thể gây trào ngược dạ dày hay ợ nóng do thức ăn không tiêu hóa hết. Tốt nhất là mẹ không nên ăn bất chấp khoảng 2 tiếng trước thời gian đi ngủ.
Mẹ bầu thai thấp nên tránh vận động nhiều
Mẹ bầu tránh vận động quá nhiều, làm việc nặng và hạn chế đi xe máy trong thời gian mang thai. Không quan hệ tình dục để không làm tổn thương tới cổ tử cung. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa.
Tuy đa số trường hợp nhau thai bám thấp sẽ trở lại vị trí bình thường trong tử cung. Tuy nhiên để tránh biến chứng không đáng có thì mẹ bầu cần đi thăm khám định kỳ. Đồng thời tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ.
Mẹ nên uống bổ sung sắt, axit folic và canxi ở dạng hữu cơ. Chúng sẽ giúp mẹ dễ hấp thụ và tránh các tác dụng phụ như táo bón, đầy bụng.
Nên mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Thông thường khi mẹ mang thai thấp, em bé sẽ sinh sớm khoảng 2-3 tuần nên mẹ cần chú ý thăm khám theo lịch. Nếu bị ra huyết hoặc đau bụng phải đến bác sĩ ngay.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi thai thấp nên nằm ngủ như thế nào. Và những thông tin liên quan về tình trạng thai thấp mà mẹ bầu cần nhớ. Chúc mẹ sẽ có thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ.
Xem thêm:
-
Tư thế ngủ cho bà bầu theo từng giai đoạn để có giấc ngủ ngon
-
Mẹ bầu nên nằm tư thế nào để không đè vào con, phòng đau lưng, mất ngủ?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!