Thai nhi đạp nhiều có tốt không? Trường hợp nào cần phải thăm khám bác sĩ?

Em bé rùng mình trong bụng mẹ và bắt đầu cựa quậy từ khoảng tuần thai thứ 7 hoặc thứ 8 nhưng những rung động ban đầu ấy rất nhỏ nên mẹ phải chờ đến những tuần sau này, khi con cử động mạnh hơn thì mới cảm nhận được.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi đạp nhiều có tốt không? Sự di chuyển của thai nhi khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Không ít người mẹ hiểu nhầm rằng, bé càng đạp nhiều càng khỏe mạnh hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày thì mới yên tâm. Những trường hợp nào cần phải thăm khám bác sĩ? Hãy cùng xem bé chuyển động trong bụng mẹ như thế nào nhé!

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Chuyển động thai nhi trong thai kỳ
  • Cảm giác khi thai nhi đạp nhiều như thế nào?
  • Em bé đạp nhiều có tốt không?
  • Khi nào nên thăm khám bác sĩ?
  • Cận cảnh thai nhi nhào lộn trong bụng mẹ

Chuyển động thai nhi trong thai kỳ

Những cử động thai nhi giật giật trong bụng ban đầu rất dễ bị mẹ nhầm lẫn với hoạt động của ruột, nhất là ở các mę mang thai lần đầu tiên.

Các mẹ thường cảm nhận được hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ (thai máy) vào khoảng tuần thứ 18 đến tuần 20 của thai kì. Các mẹ đã từng mang thai có thể sẽ cảm nhận được con cử động trong bụng sớm hơn một chút, vào khoảng tuần thứ 16.

Thật ra em bé rùng mình trong bụng mẹ và bắt đầu cựa quậy từ khoảng tuần thai thứ 7 hoặc thứ 8 nhưng những rung động ban đầu ấy rất nhỏ nên mẹ phải chờ đến những tuần sau này, khi con cử động mạnh hơn thì mới cảm nhận được.

Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ vào giai đoạn mẹ cảm nhận được thai máy lần đầu tiên thường là tư thế đầu ở dưới rốn, chân hướng lên trên, vì thế mẹ thường cảm nhận được con đạp hay cử động ở phía trên hoặc phần giữa bụng nhiều hơn là ở bụng dưới.

Có thể bạn chưa biết:

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 6 có gì đặc biệt?

Mẹ ơi con vẫn ổn – Chia sẻ kinh nghiệm theo dõi thai máy từ các mẹ bầu

Cảm giác khi thai nhi đạp nhiều như thế nào?

Trong khi một số người nghĩ cảm giác bé đạp như đang làm bắp rang trong bụng, hoặc bướm nhảy múa xung quanh. Những người khác nói nó như những đợt sóng, hoặc như vòi nước nhỏ. Trong những tháng sau đó, một số bà mẹ so sánh nó như là cú đá của một ninja nhí.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dưới đây là thông tin về những cảm giác bé đá có thể cảm thấy như thế nào, và những gì bạn nên làm ở những giai đoạn nhất định:

Tam cá nguyệt thứ hai

Vào khoảng tháng thứ năm, bạn sẽ có thể cảm nhận được cái đạp đầu tiên như cách bé nói xin chào. Tại thời điểm này, bạn chỉ cần ngồi lại và tận hưởng cảm giác.

Tháng 7

Tại thời điểm này, em bé của bạn sẽ đá và lăn lộn trong bụng của bạn. Đếm số lần đá hai lần một ngày, và nên mong có khoảng ít nhất mười cứ đá một giờ. Nếu bạn không cảm nhận được, uống nước trái cây để tăng sự hăng hái và đếm lại. Nếu bé chuyển động ít hơn 10 lần trong 2 giờ liên tục, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Tháng 8

Mọi thứ ngày càng thắt chặt, và đôi khi chuyển động của thai nhi có thể thực sự gây khó chịu. Tiếp tục đếm những cú đá như bình thường. Bạn có thể nhận thấy rằng em bé của bạn đã ngủ hay thức dậy. Các cú đá sẽ không còn rõ ràng nữa, do không có đủ không gian, nhưng bé sẽ chuyển động nhiều như lăn qua lăn lại trong bụng mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tháng 9

Thông thường mẹ sẽ thấy thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối. Tại thời điểm này, em bé sẽ di chuyển rất nhiều. Bạn nên cố gắng để có được vào một vị trí thoải mái mà không làm bạn có cảm giác như có một đầu gối nhỏ trong thận hoặc một bạn chân đá vào xương sườn của bạn. Chú ý đến hoạt động của bé, và báo cho bác sĩ biết nếu có bất cứ điều gì thay đổi.

Thai nhi đạp nhiều có tốt không?

Người mẹ có thể nhận ra có những ngày bé chuyển động khá nhiều nhưng cũng có ngày, bé im ắng như đang ngủ say. Hoặc sự di chuyển của thai nhi khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Sự khác biệt trong tần suất chuyển động của thai là dấu hiệu thường gặp ở phần lớn thai phụ.

Một số bé hiếu động hơn những bé khác nên thường “đá”, “cuộn tròn”, “chổng mông”, “giang chân”, “chân tay múa máy”… với mẹ nhiều hơn.

Không ít người mẹ hiểu nhầm rằng, bé càng đạp nhiều càng khỏe mạnh hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày thì mới yên tâm. Một số trường hợp, bé đạp nhiều bất thường có thể do bị ngạt và thiếu oxy (dây rốn quấn cổ)… Nếu không phát hiện kịp thời, dễ dẫn tới hiện tượng thai lưu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại sao thai nhi lại đạp nhiều về đêm?

Đây là 3 lý do chính khiến thai nhi đạp nhiều vào ban đêm:

Ban đêm yên tĩnh, mẹ ít hoạt động nên có thể cảm nhận được những cử động của em bé rõ rệt hơn: Thai nhi sang tháng thứ 7 sẽ dành hết thời gian cho việc ngủ. Nhưng điều kỳ diệu là ngủ mà thai nhi vẫn sẽ hoạt động bình thường. Dù bé ngủ hay thức thì số lần chuyển động cũng lên tới 50 lần mỗi giờ. Ban ngày mẹ có nhiều hoạt động trong môi trường ồn ào nên khó nhận ra. Còn ban đêm thì không gian yên tĩnh và mẹ nằm ổn định nên mẹ sẽ cảm nhận từng cú đạp của thai nhi dù là rất nhẹ.

Thai nhi dễ bị thức giấc vào ban đêm: Việc mẹ chuyển động nhiều vào ban ngày giống như cách ru con ngủ. Ngược lại, ban đêm mẹ nằm yên tĩnh trong giấc ngủ làm cho bé cảm thấy khác lạ và đạp nhiều hơn so với ban ngày.

Do âm thanh yên tĩnh vào ban đêm: Càng về cuối thai kỳ thai nhi càng cảm nhận rõ ràng và nhận biết được các âm thanh xung quanh. Vì vậy, thai nhi có thể nghe và phản ứng lại một số âm thanh yêu thích. Nhất là trong môi trường yên tĩnh ban đêm thì bé càng cảm nhận rõ ràng mọi thứ. Bé sẽ đạp để phản ứng lại với các âm thanh này.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 19 tuần đã máy chưa? Bật mí 5 cách kích thích thai máy hiệu quả

Cử động của thai nhi như thế nào là bình thường? Những điều mẹ bầu cần biết về “thai máy”

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Sau khi nằm xuống để đếm chuyển động của thai nhi mà không thấy 10 cú đạp trong vòng 2 giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Nếu em bé chuyển động chậm hơn và mất nhiều thời gian hơn 2 giờ để đạp 10 lần thì bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu trước đó bạn đã cảm nhận được chuyển động đều đặn của thai nhi mà sau đó lại không thấy, rất có thể thai nhi đang có vấn đề. Đây chính là lí do vì sao bạn cần đếm nhịp chuyển động của em bé thường xuyên.

Cận cảnh thai nhi nhào lộn trong bụng mẹ 

Cùng xem các chuyển động siêu quậy của bé trong bụng mẹ. Các em bé với một không gian bé nhỏ – ấm cúng nhưng có thể làm đảo lộn mọi thứ – và gần như bé có thể nhào lộn trong bụng mẹ.

Và đây là một trích đoạn video của Laugh TV:

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis