Thai lưu ra máu màu gì? Những dấu hiệu điển hình nhận biết thai chết lưu

Nhận biết các dấu hiệu thai chết lưu, bao gồm thai lưu ra máu màu gì có vai trò quan trọng để giúp mẹ xử trí kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai lưu ra máu màu gì? Máu thường có màu nâu hoặc màu sẫm và thường ra nhiều nhất vào 2 – 3 ngày đầu, sau đó giảm dần theo thời gian. Máu có thể chuyển dần màu hồng hoặc màu vàng nhạt trước khi hết hoàn toàn.

Nội dung bài viết:

  • Dấu hiệu thai chết lưu điển hình
  • Thai lưu ra máu màu gì?
  • Ảnh hưởng của tình trạng thai chết lưu đến sức khỏe
  • Cần làm gì cho lần mang thai tiếp theo?

Dấu hiệu điển hình nhận biết thai chết lưu

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, thai lưu là tình trạng thai chết khi từ 20 tuần tuổi trở lên đến trước hoặc trong khi sinh. Các trường hợp thai mất trước 20 tuần tuổi được gọi là sảy thai.

Bạn có thể chưa biết:

Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu có nguy hiểm cho mẹ và bé không?

Thai lưu mà không biết, mẹ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm

Thai chết lưu một thời gian dài trong tử cung người mẹ có thể gây nhiễm trùng, rối loạn đông máu đặc biệt nguy hiểm. Chính vì thế, cần nhận biết các dấu hiệu bất thường của thai để kịp thời can thiệp xử lý. Các biểu hiện của thai lưu phụ thuộc vào tuần tuổi thai gặp biến cố, cụ thể:

Thai lưu dưới 27 tuần

Hầu hết các trường hợp thai chết lưu trong giai đoạn này đều không xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc có triệu chứng nhưng rất mờ nhạt, khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát, thai phụ có thể nhận biết một số dấu hiệu thai lưu sớm như:

  • Bụng không to lên theo thời gian phát triển.
  • Giảm dấu hiệu thai nghén.
  • Chảy máu âm đạo với số lượng ít, màu hồng nhạt, nâu hoặc nâu đậm (có nhiều trường hợp do thai chết lưu còn quá nhỏ nên không ra máu).
  • Không còn cảm giác căng tức bầu ngực.
  • Đau lưng, đau bụng bất thường.
  • Không cảm nhận được sự chuyển động của thai.

Thai lưu trên 27 tuần

Ở giai đoạn muộn của thai kỳ, các dấu hiệu của thai chết lưu sẽ được biểu hiện một cách rõ ràng hơn. Mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết thông qua những thay đổi:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bụng không lớn mà nhỏ đi.
  • Âm đạo ra máu màu sẫm.
  • Bầu ngực tiết sữa non.
  • Không thấy thai đạp nữa. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý bởi đôi khi thành bụng dày nên không thể cảm nhận rõ thai nhi đạp. Bên cạnh đó, một số trường hợp sau khi thai đã chết lưu, tử cung sẽ xuất hiện những cơn co nhẹ, khiến mẹ hiểu lầm là thai đang đạp.
  • Đối với những thai phụ mắc một số triệu chứng kèm theo trong khoảng thời gian này như nghén nặng, bệnh tim, tiền sản giật,… thì khi thai chết lưu có thể sẽ thấy bệnh tự thuyên giảm.

Thai lưu ra máu màu gì?

Theo các chuyên gia y tế, việc ra máu không phải lúc nào cũng xảy ra khi thai chết lưu trong bụng mẹ và việc thai lưu ra máu nhiều hay ít tùy thuộc vào cơ địa từng bà bầu. Thực tế có rất nhiều trường hợp, mẹ bầu khi bị thai lưu không hề nhận thấy dấu hiệu ra máu ở âm đạo.

Thai lưu ra máu như thế nào? Như đã đề cập ở trên, vào giai đoạn sớm của thai kỳ, dấu hiệu thai lưu thường không rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Dù vậy nếu có, máu thường có màu nâu hoặc màu sẫm và thường ra nhiều nhất vào 2 – 3 ngày đầu, sau đó giảm dần theo thời gian. Máu có thể chuyển dần màu hồng hoặc màu vàng nhạt trước khi hết hoàn toàn.

Nhìn chung, không phải sản phụ nào cũng xuất hiện các dấu hiệu nhận như thai lưu ra máu nâu mà chỉ phát hiện khi được thăm khám. Do đó, bên cạnh việc lưu ý những biểu hiện của cơ thể, các mẹ bầu còn phải chủ động khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và có định hướng xử trí phù hợp.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu không muốn vô sinh thì mẹ phải kiêng kỵ ngay những điều dưới đây sau khi hút thai lưu

Thai lưu nhưng vẫn nghén, vì sao lại có hiện tượng này?

Ảnh hưởng của thai lưu đến sức khỏe

Điều nguy hiểm nhất đối với các sản phụ bị thai lưu chính là tình trạng ối bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sảy thai hay chuyển dạ. Bởi qua vị trí màng ối bị rách, vi khuẩn có thể tấn công vào buồng ối và dạ con, gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người mẹ.

Ngoài ra, khi thai chết lưu lại quá lâu trong dạ con (3 – 4 tuần trở lên) có thể dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu gây băng huyết nặng ở mẹ bầu sau sảy thai hoặc sau sinh con.

Thai lưu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn gây tổn thương nặng nề về tinh thần cho thai phụ và người thân, đặc biệt là những gia đình hiếm muộn. Chính vì thế, việc khám sức khỏe, tiêm phòng trước khi mang thai, cũng như kiểm soát thai trong suốt thời gian thai kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Xử lý thế nào trong trường hợp thai chết lưu?

Khi đã xác định được tình trạng thai lưu, bác sĩ sẽ chỉ định lấy thai ra ngoài bằng các phương pháp khác nhau tùy trường hợp sau đó điều trị chống nhiễm trùng và rối loạn đông máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước khi can thiệp, thai phụ cần được kiểm tra sức khỏe, làm các xét nghiệm công thức máu và chức năng đông máu; điều trị rối loạn chức năng đông máu (nếu có) rồi mới xử lý thai lưu. Các biện pháp cho thai ra ngoài là:

  • Kích thích chuyển dạ tự nhiên sau khi lưu thai trên 48 giờ
  • Nạo thai trong trường hợp kích thước nhỏ
  • Mổ lấy thai khi các biện pháp khác không khả thi.

Cần làm gì cho lần mang thai tiếp theo?

Đối với những chị em đã không may đã có tiền sử thai chết lưu, sau khi đã biết thai lưu ra máu màu gì cùng những dấu hiệu nhận biết, để lần mang thai tiếp theo được an toàn, thuận lợi, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

Xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai

  • Thực hiện phân tích nhiễm sắc thể đồ nhằm tìm ra những nhiễm sắc thể bất thường ở cả bố và mẹ.
  • Xét nghiệm bất đồng nhóm máu Rh.
  • Kiểm tra hội chứng antiphospholipid: Thực hiện trong lúc thai lưu còn trong bụng mẹ hoặc trong vòng 2 tuần sau khi đã hút thai.
  • Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
  • Thiết lập và duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo sức khỏe để sẵn sàng mang thai.
  • Giữ tâm lý, tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.
  • Tiêm phòng các loại bệnh truyền nhiễm.

Thai chết lưu là điều mà không một ai mong muốn, nhưng nếu đã không may xảy ra thì điều bạn cần làm nhanh chóng vực dậy tinh thần và sức khỏe để chuẩn bị cho lần mang thai kế tiếp. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã biết thai lưu ra máu màu gì, cũng như những dấu hiệu nhận biết và cách hạn chế tình trạng này. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy