Thai lưu liên tiếp 2 lần và cách giúp mẹ vượt qua nỗi đau này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai lưu liên tiếp 2 lần là một trải nghiệm kinh khủng về thể chất và tinh thần đối với người mẹ, đặc biệt là với những chị em chưa có con. Nguyên nhân của hiện tượng này và những điều mẹ có thể làm là gì?

Thai lưu liên tiếp 2 lần là gì?

Thai lưu là hiện tượng thai nhi mất trước khi sinh ra và vẫn còn trong bụng của người mẹ. Thường hiện tượng thai lưu xảy ra khi em bé lớn hơn 20 tuần tuổi. Còn tình trạng bé mất trước tuần 20 thai kỳ được gọi là sẩy thai.

Tình trạng này lặp đi lặp lại từ hai lần trở lên được gọi là thai lưu liên tiếp. Cụ thể, nếu đây là lần thứ hai mẹ mang thai và bị thai lưu như lần đầu thì được gọi là thai lưu liên tiếp 2 lần.

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu liên tiếp

Vấn đề về nhau thai

Nhau thai cung cấp cho em bé oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy bất cứ điều gì bất trắc xảy ra với nhau thai đều khiến em bé gặp nguy hiểm. Có thể kể đến như tình trạng nhau bong, nhau thai tách khỏi thành tử cung quá sớm.

Dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác ở thai nhi

Khoảng 1/10 trường hợp thai chết lưu là do các khuyết tật bẩm sinh, có thể bao gồm:

  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung, khiến thai nhi có nguy cơ tử vong do thiếu dinh dưỡng
  • Điều kiện di truyền
  • Không tương thích Rh
  • Khiếm khuyết cấu trúc
  • Bị khiếm khuyết di truyền khi thụ thai
  • Các dị tật bẩm sinh khác có thể là do yếu tố môi trường như thuốc trừ sâu hoặc carbon monoxide

Nhiễm trùng trong thai kỳ

Khi tình trạng nhiễm trùng ở mẹ, em bé hoặc nhau thai có thể dẫn đến thai chết lưu liên tiếp. Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến khiến thai chết lưu trước tuần thứ 24.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bệnh nhiễm trùng có thể  bao gồm:

  • Cytomegalovirus (CMV)
  • Mụn rộp sinh dục
  • Bệnh listeriosis; giang mai; toxoplasmosis
  • Vấn đề dây rốn: Tình trạng sa dây rốn, dây rốn ra khỏi âm đạo trước khi em bé được sinh ra, đã ngăn chặn việc cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở. Dây rốn có nguy cơ thắt, quấn chặt quanh tay chân hoặc cổ của em bé trước khi sổ thai.

Sức khỏe của thai phụ cũng là nguyên nhân khiến thai lưu liên tiếp 2 lần

Những bà mẹ có sức khoẻ không được tốt cũng khiến thai kỳ gặp nguy hiểm. Các bệnh lý ở người mẹ có thể kể đến như:

  • Tiền sản giật
  • Huyết áp cao mãn tính
  • Bệnh tiểu đường
  • Béo phì
  • Huyết khối
  • Rối loạn tuyến giáp

Thai chết lưu không rõ nguyên nhân

Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ sẽ không thể xác định được nguyên nhân chính xác của việc thai phụ bị thai chết lưu liên tiếp 2 lần. Điều này thực sự rất khó chấp nhận, nhưng điều quan trọng là mẹ không nên tự trách mình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ thai lưu liên tiếp (2 lần)

Thai chết lưu có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng các yếu tố sau về người mẹ có thể dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao hơn:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tình trạng sức khỏe không tốt, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường 
  • Cơ thể bị béo phì
  • Mang thai khi tuổi đời còn trẻ (dưới 1 tuổi) hay hơi lớn tuổi (trên 35 tuổi)
  • Đã từng bị thai chết lưu trước đó
  • Trải qua chấn thương hoặc căng thẳng cao trong năm trước khi sinh
  • Thiếu kiến thức và không chăm sóc sức khoẻ kỹ càng trước khi sinh
  • Sử dụng thuốc lá, cần sa, thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc không theo chỉ định trong thai kỳ có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba nguy cơ thai chết lưu liên tiếp

Các bước tiếp theo là gì khi mẹ được chẩn đoán thai lưu liên tiếp 2 lần?

Xác định mình muốn gì? 

Nếu bác sĩ xác định em bé đã mất trong bụng, đầu tiên là mẹ cần bình tĩnh. Nếu mẹ đang khá xúc động thì có thể gọi người nhà đến để cùng nghe bác sĩ tư vấn về các lựa chọn tiếp theo.

Trường hợp mẹ không làm gì, dù đã mất, nhưng thai có thể sẽ tự bắt đầu chuyển dạ trong vòng một vài tuần. Nhưng đây không phải là sự lựa chọn thông minh và được các bác sĩ khuyến khích.

Một lựa chọn khác là kích thích chuyển dạ. Kích thích chuyển dạ ngay lập tức có thể được khuyến nghị nếu mẹ gặp vấn đề về sức khỏe.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy dành thời gian suy nghĩ về những gì bạn muốn làm sau khi em bé được sinh ra. Mẹ có thể muốn dành một chút thời gian riêng tư với bé. Một số gia đình muốn tắm và mặc đồ cho con, hoặc chụp ảnh trước khi nói lời từ biệt. Đây là những quyết định rất riêng tư, vì vậy hãy xem xét những gì phù hợp với bạn và gia đình.

Xác định nguyên nhân thai chết lưu liên tiếp

Khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ, bác sĩ có thể thực hiện chọc ối để kiểm tra nhiễm trùng và tình trạng di truyền. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất cho em bé, dây rốn và nhau thai. Khám nghiệm tử thi cũng có thể là cần thiết để tìm ra chính xác nguyên nhân.

Quan tâm sức khoẻ tinh thần

Mẹ vừa trải qua một trải nghiệm đau lòng lần thứ hai và chắc chắn cảm xúc đau buồn là điều không thể tránh khỏi. Có thể cần rất nhiều thời gian và kiên nhẫn để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều quan trọng là không tự trách mình hay cảm thấy cần phải vượt qua nó. Hãy buồn theo cách riêng của bạn và trong thời gian của riêng bạn. Ghi lại cảm xúc hay tìm gặp bác sĩ trị liệu tâm lý cũng là một ý hay để mẹ đối phó với cảm xúc tiêu cực.

Mất đi một sinh linh bé bỏng liên tiếp là một điều kinh khủng với người phụ nữ. Nhưng mẹ hãy cố gắng chăm sóc sức khoẻ tinh thần và thể chất của bản thân thật tốt. Đồng thời, biết được nguyên nhân và nhận tư vấn của bác sĩ để thụ thai trở lại sẽ giúp cho điều kỳ diệu sớm đến với mẹ một lần nữa. Đừng nản lòng các mẹ nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu