Thai lưu 9 tuần có dùng thuốc được không? Các biện pháp phòng ngừa thai lưu tốt nhất là gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai lưu 9 tuần có dùng thuốc được không là câu hỏi được khá nhiều chị em quan tâm khi chẳng may rơi vào hoàn cảnh này. Lời khuyên dành cho mẹ là không nên dùng thuốc đường uống khi thai chết lưu ở tuần thứ 9 mà nên tìm kiếm các biện pháp an toàn hơn như hút thai. 

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu
  • Dấu hiệu thai chết lưu ở tuần thứ 9
  • Thai lưu 9 tuần dùng thuốc được không?
  • Lời khuyên dành cho mẹ khi gặp phải tình trạng này
  • Biện pháp phòng ngừa thai chết lưu

Nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu 

Các nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu bao gồm:

  • Dị tật bẩm sinh, có hoặc không có sự bất thường về nhiễm sắc thể.
  • Nhau thai, nguồn nuôi dưỡng thai bất thường, nhau bong, tách khỏi thành tử cung quá sớm.
  • Có thể do dây rốn bất thường. Tình trạng sa dây rốn, dây rốn ra khỏi âm đạo trước khi em bé được sinh ra, đã ngăn chặn việc cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở. Dây rốn có nguy cơ thắt, quấn chặt quanh tay chân hoặc cổ em bé trước khi sổ thai.
  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung cũng khiến thai nhi có nguy cơ tử vong.
  • Thai nhi thiếu dinh dưỡng.
  • Cá nhân hoặc gia đình có tiền sử bệnh lý đông máu như huyết khối, viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc phổi.
  • Bệnh lý của người mẹ như tiểu đường hoặc huyết áp cao, đặc biệt là tăng huyết áp do mang thai.
  • Tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường như thuốc trừ sâu hoặc carbon monoxide.
  • Nhiễm trùng trong thai kỳ.

Bạn có thể chưa biết:

Thai lưu để lâu có nguy hiểm không? Biện pháp xử lý thai lưu an toàn

Mẹ cần nhận biết dấu hiệu thai lưu 5 tuần để ngăn ngừa biến chứng có thể mất khả năng làm mẹ

Dấu hiệu thai 9 tuần chết lưu mẹ cần biết

Những triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu thai chết lưu để mẹ có thể xử lý kịp thời:

  • Kích thước vòng 1 giảm.
  • Chiều cao tử cung không tăng, thậm chí giảm.
  • Chảy máu hoặc chảy dịch sẫm màu ở âm đạo
  • Cảm giác chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, đau lưng, sốt cao, mệt mỏi toàn thân
  • Không nghe được tim thai khi siêu âm thai
  • Các dấu hiệu có thai như ốm nghén, ngực căng tức biến mất
  • Bị vỡ nước ối
  • Đau bụng lâm râm

Ngay khi phát hiện ra 1 trong các biểu hiện trên, mẹ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và xác định chính xác tình trạng đang gặp phải. 1 số trường hợp thai chết lưu ở tuần thứ 9 không có biểu hiện gì rõ ràng mà chỉ qua thăm khám mới phát hiện được. Do đó bên cạnh việc dựa trên những biểu hiện bất thường của cơ thể, mẹ cần chủ động khám thai định kỳ, tuân thủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề xảy ra trong quá trình mang thai và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Thai lưu 9 tuần mẹ có dùng thuốc được không?

Thai lưu 9 tuần có nên dùng thuốc không? Câu trả lời là “KHÔNG” các mẹ nhé, bởi vì:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Khi được 9 tuần tuổi thì thai nhi đã hình thành và phát triển, phôi thai đã bám chặt vào tử cung nên việc uống thuốc để đẩy thai ra ngoài là không hoàn toàn hiệu quả và mức độ an toàn không cao.
  • Ở nhiều trường hợp sử dụng thuốc để gây khởi phát chuyển dạ, nếu thai nhi chết lưu trong tử cung thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn đông máu gây nguy hiểm cho mẹ.
  • Thông thường biện pháp dùng thuốc để xử lý thai lưu chỉ được áp dụng khi thai nhi được 7 tuần trở xuống.

Thai lưu 9 tuần nên hút hay uống thuốc? Trong trường hợp này mẹ cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn thực hiện biện pháp phù hợp để đẩy thai nhi ra ngoài. Ngoài ra, nếu thai nhi chết lưu còn quá nhỏ thì thai có thể tự tiêu biến mà không cần đến sự can thiệp của y khoa.

Lời khuyên cho mẹ bầu gặp tình trạng thai lưu

Bất kể dùng thủ thuật nào để đẩy thai nhi ra ngoài thì thai nhi chết lưu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của các chị em phụ nữ. Chính vì vậy, việc chăm sóc thai phụ sau khi tìm được cách xử lý thai lưu 9 tuần là điều hết sức quan trọng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Mẹ nên chủ động thư giãn bản thân bằng các hoạt động như đọc sách, nghe nhạc… để đầu óc thoải mái hơn.
  • Mẹ chú ý chế độ dinh dưỡng để bổ sung các chất phù hợp như protein, vitamin, sắt…
  • Kế hoạch mang thai trở lại nên sau 6 – 12 tháng từ khi biến cố xảy ra để mẹ bầu có khoảng thời gian ổn định sức khỏe và tinh thần.
  • Người thân trong gia đình nên thường xuyên động viên tinh thần và hỗ trợ khi cần để thai phụ nhanh phục hồi sau sự kiện đau lòng này.

Biện pháp phòng ngừa thai lưu

Không một mẹ bầu nào muốn chấm dứt thai kỳ khi con yêu chưa đủ ngày đủ tháng, Vì thế, để phòng ngừa thai lưu, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc trước và trong khi mang thai.

Trước khi mang thai

  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia để đảm bảo em bé chào đời khỏe mạnh, an toàn.
  • Giữ cân bằng hợp lý bằng việc giữ cân nặng trong hạn mức bình thường (chỉ số BMI lý tưởng nhất là từ 18,5 – 22,9) bằng cách ăn uống điều độ và tập luyện đều đặn trước khi mang thai.
  • Nếu mẹ có hút thuốc thì nên bỏ thuốc bởi đó là tác nhân cản trở oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi, đồng thời làm tăng nguy cơ dị tật, sảy thai, lưu thai.

Bạn có thể chưa biết:

Thai lưu 14 tuần là vì nguyên nhân gì, mẹ bầu nên làm thế nào?

Những dấu hiệu thai lưu 17 tuần mẹ bầu cần chú ý để kịp thời xử lý

Chăm sóc sức khỏe mẹ để thai nhi chào đời khỏe mạnh

Việc em bé có chào đời khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ. Chính vì thế mẹ nên chăm sóc cho bản thân, đặc biệt trong quá trình mang thai bằng cách:

  • Khám thai đúng lịch và thực hiện đầy đủ xét nghiệm theo yêu cầu để bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh có nguy cơ xảy ra trong thai kỳ và kịp thời xử lý.
  • Theo dõi chuyển động thai để kịp thời đến bệnh viện thăm khám, nhằm tìm ra nguyên nhân sớm và kịp thời ngăn chặn tình trạng thai chết lưu.
  • Tiêm phòng cúm vì mẹ mắc cúm sẽ tăng nguy cơ thai lưu.
  • Bổ sung acid folic trước khi có thai và trong suốt thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ để giảm dị tật thai nhi.
  • Thông báo với bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu nào bất thường đột nhiên xảy ra như xuất huyết, đau dạ dày, sốt hoặc triệu chứng khác đang khiến mẹ lo lắng.

Thay lời kết

Thai chết lưu thường ảnh hưởng nhiều đến cả sức khỏe lẫn tâm lý của người mẹ. Việc cần ưu tiên là lấy thai ra càng sớm càng tốt, đồng thời kiểm tra phòng ngừa nhiễm trùng, tổn thương tử cung. Qua bài viết này, chị em đã biết thêm được dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, biện pháp xử lý tốt nhất trong trường hợp không sử dụng được thuốc để đưa thai ra ngoài. Nếu chẳng may bị thai chết lưu 9 tuần, chị em cũng không nên tự ý sử dụng các loại thuốc sổ thai mà nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn cũng như hỗ trợ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi