Thai chết lưu bao lâu thì ra máu? Ở mỗi trường hợp dấu hiệu nhận biết và thời gian từ khi thai chết đến khi ra ngoài là khác nhau, tuy nhiên tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn.
Nội dung bài viết:
- Thế nào là thai chết lưu?
- Nguyên nhân
- Dấu hiệu thai chết lưu
- Thai chết lưu bao lâu thì biết? Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
- Cách phòng tránh
Thai chết lưu là gì?
Thai chết lưu là cụm từ được dùng để chỉ các trường hợp thai nhi chết trong bụng người mẹ khi được từ 20 tuần tuổi trở đi. Nếu thai nhi chết trước khi được 20 tuần tuổi thì được gọi là sẩy thai.
Thai chết lưu trong thời gian từ 20 đến 27 tuần được gọi là chết lưu sớm, chết lưu muộn khi được từ 28 – 36 tuần và thai lưu đủ tháng khi được từ 37 tuần tuổi.
Bạn có thể chưa biết:
Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5, những biểu hiện rõ rệt mẹ bầu nên cảnh giác
Nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bắt nguồn từ cả thai phụ và thai nhi và cũng có nhiều ca thai lưu không rõ lý do. Một số nguyên nhân thường gặp là:
Vấn đề ở người mẹ
- Nếu thai phụ mắc các bệnh lý mạn tính như basedow (hội chứng cường giáp), suy giáp, viêm gan, huyết áp cao (đặc biệt là tăng huyết áp do mang thai hoặc tiền sản giật), đái tháo đường, suy thận, thiếu máu, giang mai, nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý như tiền sản giật, thiểu năng tuyến giáp thì nguy cơ thai lưu là rất lớn.
- Thai lưu cũng hay gặp ở các sản phụ phải tiếp xúc với các tác nhân môi trường độc hại như thuốc trừ sâu hoặc carbon monoxide.
- Thai phụ lớn tuổi, lao động vất vả và có chế độ dinh dưỡng kém.
- Người mẹ từng bị thai lưu, thường xuyên căng thẳng, sử dụng chất kích thích (thuốc lá, đồ uống có cồn, chất gây nghiện…) trong khi mang bầu.
Vấn đề ở thai nhi
- Rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền từ bố mẹ hoặc do đột biến gene trong quá trình thụ thai.
- Bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu.
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Các nguyên nhân khác
- Vấn đề về dây rốn: dây rốn thắt nút hoặc xoắn quá mức, dây rốn quá ngắn, dây rốn bị chèn ép, quấn cổ/các phần cơ thể thai nhi.
- Thiếu oxy trong quá trình chuyển dạ, chấn thương do tai nạn, động thai..
Dấu hiệu thai chết lưu ở sản phụ
Các triệu chứng báo hiệu thai chết lưu khá rõ rệt và hoàn toàn có thể nhận biết được, điển hình là:
- Không nhận thấy cử động thai nhi
- Tim thai bất thường lúc siêu âm, không còn nghe thấy nhịp tim thai nhi
- Bụng nhỏ dần đi, bị co cứng, nặng nề. Một số mẹ còn đau bụng và đi ngoài nhiều lần
- Ngực tự động tiết sữa non, bầu vú không còn căng cứng
- Vỡ ối bất ngờ dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ
- Tâm trạng thai phụ bồn chồn, lo lắng bất thường
- Nếu thai đã chết trong thời gian dài, thai phụ sẽ có cảm giác toàn thân mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, hôi miệng, âm đạo chảy mủ
- Có thể ra máu đen hoặc nâu
Bạn có thể chưa biết:
Nguy cơ thai chết lưu – Những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu cần chú ý
Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Thai chết lưu có chảy máu không? Việc ra máu không phải lúc nào cũng xảy ra khi thai chết lưu trong bụng mẹ. Nhiều thai phụ thậm chí không có các dấu hiệu trên và chỉ biết khi đến bệnh viện kiểm tra. Ở mỗi trường hợp dấu hiệu nhận biết và thời gian từ khi thai chết đến khi ra ngoài là khác nhau, tuy nhiên tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn.
Quá trình lấy thai chết lưu diễn biến như các ca sinh bình thường, nhưng có thời gian dọa sẩy, chuyển dạ dài hơn và máu có thể ra nhiều hơn. Lúc này, người mẹ cũng có các cơn co bóp của dạ con gây đau để cổ tử cung mở hết cho thai ra được. Tuy nhiên, một số trường hợp thai chết không bị đào thải ngay mà nằm lại trong tử cung một thời gian, nếu không lấy ra sớm thì thai phụ có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc rối loạn đông máu.
Thai lưu mấy ngày thì ra máu? Sau khi lấy bào thai, cũng giống như các ca sinh nở bình thường, niêm mạc tử cung tích tụ trong quá trình mang thai cần được loại bỏ khỏi cơ thể người mẹ. Do đó các mẹ thường gặp hiện tượng ra các cục máu đông sau khi can thiệp bỏ thai. Mẹ lưu ý kích thước máu đông quá lớn có thể là biến chứng sau sinh và cần kiểm tra y tế để can thiệp kịp thời.
Trong 2 đến 3 ngày đầu tiên máu sẽ ra nhiều nhất sau đó giảm dần theo thời gian. Máu có thể đổi từ màu đỏ sẫm sang hồng và có thể màu vàng nhạt trước khi hết hoàn toàn.
Phòng ngừa thai chết lưu
Trước khi mang thai chị em nên khám sức khỏe sinh sản để phát hiện sớm và điều trị các bất thường có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Chị em mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp nên tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát tình hình bệnh. Bên cạnh đó cần bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, nhất là axit folic trước và trong khi mang thai ít nhất 1 tháng để giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh. Chị em bị béo phì nên giảm cân trước khi mang thai để ngăn ngừa tối đa các nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý:
- Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích
- Trong suốt thai kỳ người mẹ không nên làm việc nặng nhọc quá sức
- Mẹ nên hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, ô nhiễm
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần thoải mái
- Thăm khám thai định kỳ hoặc bất cứ khi nào thấy bất thường
Thay lời kết
Thai chết lưu là tình trạng không bà mẹ nào mong muốn. Ngay từ khi có ý định sinh em bé, mẹ hãy tăng cường chăm sóc bản thân và theo dõi thai kỳ thường xuyên để giảm thiểu tối đa nguy cơ. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường trên, mẹ cần đi khám ngay để được can thiệp trong thời gian sớm nhất. Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn và tâm lý thoải mái để chào đón bé yêu trong bụng!
Xem thêm:
- 7 lý do mất kinh sau khi ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai
- Sau sinh bao lâu thì có thai trở lại để mẹ kịp phục hồi sức khỏe và sẵn sàng có bé thứ 2?
- Mẹ đơn thân nuôi con trai – Hành trình này sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ hiểu 3 điều sau về tâm lý bé trai