Cảnh giác với tình trạng tê bì chân tay khi ngủ ở phụ nữ mang thai!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tê bì chân tay khi ngủ là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Nó khiến mẹ bầu mất ngủ, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Thậm chí còn gây nên một số biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, cao huyết áp…

Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay khi ngủ ở mẹ bầu là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm rõ những thông tin hữu ích, giúp mẹ bầu có thai kỳ thoải mái nhất.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp - Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Quận Bình ThạnhTP.HCM.

Câu hỏi: Tê bì chân tay khi ngủ là do thiếu chất gì? Có cách nào để khắc phục hay điều trị triệt để hay không?

Trả lời: 

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp - Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM:

Tê bì chân tay khi ngủ là tình trạng phổ biến mà nhiều người thường mắc phải, đặc biệt là các bà mẹ bước vào giai đoạn cuối thai kỳ. Thông thường, tình trạng này xuất hiện khi cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất, đặc biệt là acid folic, magie, canxi, vitamin B1, B2. Điều này làm cho cơ thể bị giảm sức đề kháng, máu không lưu thông khiến các ngón tay, khớp tay bị tê mỏi. Các bà mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng tê bì chân tay vào giai đoạn cuối thai kỳ:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất như: Canxi, Acid folic, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B2; Vitamin C, Magie, Kẽm... Các vitamin và khoáng chất này có trong một số thực phẩm như: Trứng, sữa, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt, hoa quả...
  • Nằm giường mềm, kê nhiều gối giúp mẹ bầu thoải mái khi thay đổi tư thế và an toàn cho thai nhi.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, tập các bài tập kéo giãn cơ, thắt lưng, tay và chân. Massage lòng bàn tay, ngâm tay - chân vào nước ấm sẽ giúp triệu chứng tê bì chân tay khi mang thai tháng cuối giảm đáng kể.

Bà bầu bị tê bì chân tay khi ngủ do đâu?

Tình trạng tê bì chân tay thường xuất hiện trong suốt thai kỳ nhất là ở tam cá nguyệt thứ tư. Có 5 nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay ở bà bầu, nhất là trong giấc ngủ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do huyết áp thấp

Trong thai kỳ cơ thể người mẹ phải bơm một lượng máu cao hơn rất nhiều so với bình thường để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này khiến mẹ bầu hay bị tụt huyết áp gây ảnh hưởng dây thần kinh, các chi không được cấp đủ máu gây tình trạng tê bì.

Bà bầu bị tê bì chân tay khi ngủ là tình trạng thường gặp

Bị thiếu các loại vitamin, khoáng chất cần thiết

Như là vitamin B1, B2, A, magie, canxi và thiếu axit folic. Khi thiếu các dưỡng chất này mẹ bầu sẽ bị loãng xương, ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng như việc hình thành tế bào mới, mà tê bì chân tay khi ngủ là biểu hiện thường gặp.

Do thai nhi phát triển lớn dần trong bụng

Từ tháng thứ 5 của thai kỳ khi mẹ bầu sẽ thường xuyên bị tê tay, tê chân khi ngủ. Bởi lúc này thai nhi đang ở giai đoạn phát triển mạnh nhất, trọng lượng tăng lên gây chèn ép mạch máu khiến chân tay mẹ bị tê mỏi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thêm vào đó nếu mẹ bầu ít vận động, thích ngồi hoặc nằm một chỗ thì tình trạng tê bì càng trầm trọng hơn.

Thai nhi càng phát triển tình trạng tê bì chân tay càng nghiêm trọng hơn

Mẹ bầu bị thiếu nước

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ gây tắc nghẽn các lactate khiến mẹ bầu bị mỏi cơ, mắc phải các bệnh về cơ bắp, thần kinh, tăng mỡ máu…

Do bệnh tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tê bì chân tay khi ngủ. Khi lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn thương đến các dây thần kinh như dây thần kinh ngoại biên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đường huyết cao làm tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm, từ đó khiến mẹ bầu bị rối loạn cảm giác. Cùng với đó là tình trạng xơ vữa, bít tắc mạch máu nhỏ khiến tín hiệu thần kinh dẫn truyền đến tay chân rối loạn, tê liệt gây tê bì chân tay.

Tê bì chân tay ở bà bầu có triệu chứng như thế nào? Nguy hiểm không?

Bà bầu bị tê tay khi ngủ thường có cảm giác đau ở ngón tay cái, ngón giữa và ngón trỏ, một nửa ngón đeo nhẫn.

Các cơn đau gây cảm giác như kim chích, kiến bò, ngứa ran… ở các ngón tay, thậm chí lan lên cánh tay. Nếu tình trạng này kéo dài cảm giác tê nhức sẽ nhiều hơn, kéo theo các cơn đau tay.

Các cơn đau, tê nhức khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên

Hiện tượng tê chân khi ngủ cũng tương tự. Nếu diễn ra trong thời gian dài cơn đau sẽ lan đến cẳng chân, mông, đùi…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đa số các trường hợp mẹ bầu bị tê bì chân tay khi ngủ là biểu hiện bình thường. Nhưng nó khiến mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ. Hay mẹ ngủ không sâu giấc, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Vì vậy, mẹ bầu không có nghĩa là mẹ bầu được phép chủ quan. Nếu bị tê tay kèm hoa mắt, chóng mặt, không di chuyển được tay chân phải đi khám ngay. Bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm như rối loạn chức năng gan, tiểu đường…

Làm thế nào để khắc phục tình trạng tê bì chân tay ở bà bầu?

Để khắc phục tình trạng tê bì chân tay khi ngủ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt thì mẹ bầu hãy áp dụng các biện pháp sau:

Tập thể dục nhẹ nhàng, vận động thường xuyên

Mẹ bầu nên thực hiện các bài tập cho tay và chân để lưu thông khí huyết. Thực hiện các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu, hoặc đi bộ để tăng cường sức khỏe, tránh tình trạng tê bì chân tay.

Nằm ngủ ở tư thế thoải mái

Khi thai nhi càng lớn thì mẹ bầu buộc phải nằm nghiêng khi ngủ khiến tay chân bị tê. Vậy nên mẹ bầu hãy thay đổi tư thế nghiêng sang phải/ trái thường xuyên, dùng gối ôm khi ngủ.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Mẹ bầu phải duy trì chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung đầy đủ các loại vitamin nhóm B, canxi, vitamin K…. Điều này không chỉ giúp hạn chế tối đa tình trạng tê bì chân tay. Mà còn giúp mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngâm chân tay

Phương pháp này giúp bà bầu thư giãn, giảm đau nhức, thải độc, giảm tê chân hay bị tê tay khi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ bầu nhờ chồng massage vùng vai, cánh tay, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân…

Xoa bóp, massage tay, chân để giảm tê bì

Các mẹ cũng đừng quên khám thai định kỳ. Hoặc gặp bác sĩ ngay nếu bị tê bì chân tay khi ngủ kèm các biểu hiện bất thường khác. Đồng thời, mẹ giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu thái quá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen