Táo bón khi mang thai, mẹ bầu mau chữa ngay kẻo bị trĩ ra máu!

Bí quyết dành cho mẹ bầu bị táo bón khi mang thai là một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên tập thể dục. Như thế thai kỳ của mẹ bầu sẽ trở nên nhẹ nhàng và không còn lo lắng vì “táo bón” nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo bón khi mang thai xảy ra do sự gia tăng của hoóc môn Progesterone. Chúng khiến cho các hệ cơ bị giãn ra, ảnh hưởng đến quá trình co bóp của ruột. Làm thế nào để cải thiện điều này mà không phải dùng đến thuốc? Dưới đây sẽ là một vài típ hữu ích cho các mẹ trong thai kỳ. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Táo bón thai kỳ xuất hiện khi mang thai từ tháng 1-3
  • Táo bón khi mang thai giai đoạn tháng 4-6
  • Thai kỳ tháng 7-9 – Táo bón dễ xuất hiện khi mẹ sắp sinh
  • Mẹ có thể xử lý vấn đề táo bón khi mang thai với các loại thực phẩm
  • Làm thế nào để chữa táo bón khi mang thai mà không phải dùng đến thuốc?

Táo bón xuất hiện khi mang thai từ tháng 1-3

Vào thời điểm này, nhiều mẹ đang trong tình trạng ốm nghén. Cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi. Thêm vào đó là hiện tượng táo bón. Tất cả những điều này là do sự gia tăng của hoóc môn Progesterone. Chúng khiến cho các hệ cơ bị giãn ra, ảnh hưởng đến quá trình co bóp của ruột.

Thức ăn vì thế đi xuống ruột cũng chậm hơn. Lúc này tử cung bắt đầu được nới rộng. Nó sẽ chèn ép lên thành ruột. Do đó, hệ tiêu hóa và bài tiết của mẹ bầu không còn nhanh nhạy như trước nữa. Hậu quả là mẹ bầu sẽ ít đại tiện và phân cũng trở nên cứng hơn dẫn đến nhiều mẹ có bầu bị táo bón.

Khám phá thêm:

Táo bón có phải là dấu hiệu mang thai? Cách khắc phục táo bón hiệu quả trong thai kỳ là gì?

Những bí kíp giúp mẹ bầu cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón thai kỳ

Táo bón vì viên bổ sung sắt trong thai kỳ

Sắt là một vi chất rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai, việc bác sĩ chỉ định cho bạn uống sắt ở thời kỳ này là hoàn toàn đúng. Nhưng uống sắt bị táo bón là tác dụng phụ hay gặp phải. Vì tác dụng phụ này mà nhiều bà mẹ mang thai phải bỏ dở việc bổ sung sắt giữa chừng dẫn đến tình trạng bị thiếu máu.

Để khắc phục tình trạng này, việc chọn loại sắt nào để bổ sung là rất quan trọng. Trong các loại thuốc sắt hiện có trên thị trường, loại sắt sulphate (ferrous sulfate), sắt II fumarate là hai dạng muối sắt II vô cơ và hữu cơ thường gây táo bón cho người sử dụng. Chỉ có loại thuốc chứa sắt III polymaltose complex (viết tắt là IPC) là dạng phức hợp sắt III hữu cơ ít gây táo bón hơn.

Táo bón khi mang thai giai đoạn tháng 4-6

Ở thời điểm này, tử cung đã được nới rộng lến rất ngoài. Các mẹ có thể nhận thấy điều này qua việc vùng bụng to và lớn lên rõ rệt. Đây cũng là lúc một số mẹ có hiện tượng rạn da và ngứa ngáy vùng bụng. Nếu lúc này mẹ vẫn bị táo bón và không nhanh chóng tìm cách xử lý, mẹ bầu có thể sẽ bị trĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ảnh: Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp chữa táo bón rất hiệu quả cho mẹ bầu

Thai kỳ tháng 7-9 – Táo bón dễ xuất hiện khi mẹ sắp sinh

Càng gần đến thời điểm sinh, các mạch máu được hình thành thêm ở vùng hậu môn khiến tử cung chèn ép lên mạch máu vùng bụng. Sự tuần hoàn của máu ở hậu môn trở nên khó khăn hơn. Một số mẹ dễ bị trĩ vào giai đoạn này trong khi nhiều mẹ bầu không bị vấn đề táo bón nhưng lại thấy ngứa ngáy ở hậu môn.

Nếu thời gian này mẹ bị táo bón thì cũng không nên cố gắng rặn hết sức. Vì điều này có thể khiến cho mạch máu vùng hậu môn bị phình to và dễ chảy máu khi đi ngoài.           

Mẹ có thể xử lý vấn đề táo bón khi mang thai với các loại thực phẩm        

Một trong những biện pháp hiệu quả với bà bầu bị táo bón là cách lựa chọn thực phẩm vào thai kỳ. Mẹ nên ăn nhiều rau và hoa quả giàu chất xơ.

Sa-lát. Đây là một thực đơn dễ chế biến với nguyên liệu phong phú và thay đổi linh hoạt. Sa-lát rau củ quả kết hợp với thực phẩm giàu protein khác như trứng, đỗ, đậu đều là món ăn ngon cho mẹ bầu bị táo bón.   

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Canh và súp.  Nếu bị táo bón mẹ bầu nên năng ăn các loại canh rau củ quả hoặc súp. Đồ ăn được chế biến dưới dạng này vừa dễ ăn mà cơ thể cũng hấp thụ được dễ dàng hơn.

Ảnh; Táo bón khi mang thai -Mẹ bầu nhớ ăn nhiều rau củ quả

Hoa quả dành cho mẹ bầu táo bón. Mẹ có thể chọn bưởi, cam, quýt, chuối, đu đủ và đặc biệt là mận hoặc nước mận.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung ngũ cốc vào bữa ăn của mẹ bầu.  Đơn giản như ngô luộc, canh đậu trắng, đậu đỏ, khoai lang hấp, …

Mẹ đã biết chưa?

Mệt mỏi vì táo bón ở tuần 38, mẹ bầu cần phải làm sao?

Táo bón khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Làm thế nào để chữa táo bón khi mang thai mà không phải dùng đến thuốc?

Dưới đây là 3 típ chữa táo bón hiệu quả dành cho mẹ bầu.

Đừng quên uống nhiều nước. Mẹ hãy nhấp nước thường xuyên cả ngày. Mỗi ngày nên uống được từ 8-10 cốc. Ngoài nước trắng, mẹ bầu có thể uống thêm sinh tố hoặc nước ép rau quả như cà chua, táo hoặc nước mận.

Mẹ bầu nhớ vận động thường xuyên.  Lựa chọn các bài tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng từ 20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp hệ bài tiết làm việc tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không chỉ ốm nghén, cách này cũng rất tốt với mẹ bị táo bón khi mang thai. Mẹ hãy thử ăn thành 5-6 bữa nhỏ. Mỗi bữa một lượng không nhiều và chú trọng vào rau, ngũ cốc, thịt trắng. Quan trọng là mẹ bầu nhớ nhai thật kĩ, chậm lại để dạ dày không phải làm việc quá nhiều.

Bí quyết dành cho mẹ bầu bị táo bón khi mang thai là một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên tập thể dục. Như thế thai kỳ của mẹ bầu sẽ trở nên nhẹ nhàng và không còn lo lắng vì “táo bón” nữa.

Theo The Asianparent Thái Lan

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương