Sữa mẹ để được mấy tiếng mà không bị hỏng? Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nhưng mẹ có biết sữa mẹ vắt ra để ở môi trường bên ngoài được bao lâu? Bài này sẽ chỉ cho mẹ cách bảo quản sữa đúng cách và an toàn.
Sữa mẹ có để được lâu hay không?
Sữa mẹ được biết đến là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của bé. Bên cạnh đó, trong sữa mẹ còn có chứa các kháng thể giúp tăng khả năng miễn dịch của bé. Việc mẹ vắt sữa ra khỏi cơ thể và lưu trữ là một việc làm cần thiết. Nó giúp mẹ không bị tắc sữa và em bé sẽ luôn có sẵn được nguồn sữa mẹ.
Vì vậy câu hỏi “sữa mẹ vắt ra để được mấy tiếng” hoặc “sữa mẹ để ngoài được mấy tiếng” luôn là mối quan tâm rất lớn đối với các mẹ bỉm sữa. Trong một số trường hợp mẹ không thể cho bé bú trực tiếp mà phải vắt sữa ra cho bé bú, lúc này sữa để ở môi trường bình thường sẽ có nguy cơ bị biến chất và mất chất.
Trong sữa mẹ có nhiều đường, vì thế sữa dễ bị lên men, nhanh bị ôi thiu và hư hỏng. Sữa mẹ nếu để ở môi trường bên ngoài lâu sẽ dễ dàng làm cho bé bị tiêu chảy cấp. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn chứa nhiều đạm. Đây là loại đạm có lợi cho bé. Bởi vé vì bé sẽ hấp thụ gần như 100% đạm từ sữa mẹ khi được đưa vào cơ thể. Chính vì sữa mẹ quá giàu đạm nên vi khuẩn rất thích sinh sôi. Điều đó dễ gây cho bé bị nhiễm khuẩn tiêu hoá khi ăn phải sữa mẹ để quá lâu ở môi trường ngoài.
Sữa mẹ vắt ra để được mấy tiếng?
Sữa mẹ để ngoài được mấy tiếng? Sữa mẹ có thể để ở ngoài môi trường trong thời gian ngắn. Tuỳ vào nhiệt độ mà mẹ có thể vắt sữa và dự trữ cho bé yêu của mình:
- Ở nhiệt độ phòng trên 26 độ C, sữa mẹ có thể được sử dụng tối đa là 1 giờ đồng hồ.
- Ở nhiệt độ điều hòa dưới 26 độ C, sữa mẹ có thể được lưu trữ và sử dụng trong khoảng 5 đến 6 giờ.
- Trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể để tối đa 48 giờ.
- Trong ngăn đá tủ lạnh thì sữa mẹ có thể để tối đa 2 tuần và tủ đông chuyên dụng, sữa mẹ có thể để được tối đa là 6 tháng.
Những lưu ý mẹ cần nhớ khi vắt sữa
Môi trường và nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo quản sữa của mẹ khi đã được vắt ra. Tuy nhiên yếu tố vệ sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo quản sữa mà mẹ nên lưu ý. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, các mẹ cũng nên lưu ý những việc sau:
- Mẹ cần rửa tay thật kỹ cũng như vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ vắt sữa, đựng sữa.
- Bạn cũng đừng quên lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa. Bạn có thể chườm khăn ấm lên bầu vú khoảng 2 phút trước khi hút sữa.
- Sữa phải được dự trữ ngay khi vừa được vắt ra.
- Mẹ có thể tích trữ sữa trong chai thuỷ tinh có nắp đậy kín. Bạn cũng có thể sử dụngcác dạng túi đông lạnh sữa mẹ hoặc bình nhựa không chứa BPA.
- Nếu mẹ để sữa trong tủ đá, trước khi sử dụng mẹ phải rã đông bằng cách chuyển bịch sữa xuống ngăn mát tủ lạnh để sữa tan dần. Khi sữa đã tan, mẹ cần hâm nóng với nhiệt độ 40 độ C trước khi bé bú.
- Mẹ nên đánh dấu thể tích sữa, ngày vắt sữa cũng như số thứ tự nếu cần thiết.
- Trước khi cho bé bú, mẹ nên lắc nhẹ để chất béo bị đóng lại khi bảo quản được hoà tan vào sữa.
- Mẹ không nên cố ép sữa nếu như việc vắt sữa hàng ngày không đủ cung cấp sữa cho bé. Thay vào đó mẹ nên nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để có thể tạo ra sữa một cách an toàn và tự nhiên.
Những thực phẩm mẹ nên bổ sung để có một nguồn sữa tốt và dồi dào
Mẹ nên bổ sung thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng để sữa mẹ thật chất lượng. Thịt, cá, trứng gia cầm, hoa quả cũng như sữa và chế phẩm từ sữa là những thực phẩm rất tốt cho việc tạo ra sữa. Mẹ có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng bằng cách uống sữa ngoài.
Mẹ đừng quên bổ sung nước lọc mỗi ngày, khoảng 2 lít 1 ngày. Vitamin D rất quan trọng trong việc phát triển hệ xương và răng, nếu mẹ thiếu vitamin D thì sữa cho bé bú cũng thiếu vitamin D. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bé uống ít hơn 1 lít sữa mỗi ngày thì mẹ cần bổ sung 400 IU vitamin D cho bé dưới dạng thuốc giọt với liều lượng 1 ngày 1 ngọt sau khi bú.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá dành cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Hy vọng qua bài này, bạn có thể giải đáp được thắc mắc về sữa mẹ để được mấy tiếng.
Xem thêm:
- Tăng lượng sữa mẹ cần phải làm gì? 10 công thức mẹ cần thử ngay
- Thiếu sữa cho con – 6 dấu hiệu làm mẹ lầm tưởng mình thiếu sữa
- Mách mẹ 10 mẹo hay chắc chắn làm tăng sữa mẹ
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!