Sữa mẹ có mùi tanh có thể cho bé bú không? Phải làm sao để xử lý trình trạng này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sữa mẹ có mùi tanh là tình trạng một số mẹ bỉm gặp phải. Điều này khiến cho chị em không khỏi hoang mang và lo lắng. Liệu mùi tanh có ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay không? Phải làm cách nào để xử lý tình trạng sữa có mùi tanh?

Cách nhận biết sữa mẹ có mùi tanh

Thông thường, sữa mẹ có màu trắng đục, hơi sánh và có mùi thơm ngậy. Sữa mẹ có vị ngọt ngào giúp kích thích vị giác của trẻ. Để nhận biết sữa có mùi tanh, bạn có thể chú ý những điểm sau:

Bạn có thể nhận biết sữa có vấn đề hay không thông qua mùi, hương vị và kết cấu sữa

  • Mùi hương của sữa: Sữa mẹ có mùi chua chua và ngai ngái, đồng thời nổi váng như bị ôi thiu.
  • Vị của sữa: Sữa có vị chua giống như sữa tươi để lâu ngày. Ngoài ra, khi uống có cảm giác khó chịu.
  • Kết cấu của sữa: Mặc dù hiện tượng phân tách lớp không quá nguy hiểm, song mẹ cần lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sữa mẹ gặp vấn đề.
  • Phản ứng của em bé khi bú: Nếu sau khi bú, bé có biểu hiện lạ như nhăn mặt, khó chịu và thậm chí bị tiêu chảy thì có khả năng do sữa mẹ có mùi tanh.

Nguyên nhân khiến sữa mẹ có mùi tanh gây khó chịu

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hương vị của sữa mẹ. Trong đó, phổ biến có thể kể đến những điều sau:

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh, các mẹ thường áp dụng thực đơn ăn uống nhằm tăng lượng sữa. Một số loại thực phẩm có khả năng tác động đến vị của sữa như: hạt lanh, tỏi, dầu cá, cá cơm… Bên cạnh đó, viên uống bổ sung vitamin và thuốc kháng sinh cũng khiến mùi sữa bị thay đổi.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng sữa

Ngoài nguồn thực phẩm, sữa mẹ còn bị ảnh hưởng bởi thức uống hằng ngày của mẹ. Nước máy là yếu tố gây ra hiện tượng sữa mẹ có mùi tanh. Nếu mẹ thường uống nước máy trực tiếp, không đun sôi có thể khiến sữa có mùi lạ.

Vệ sinh bầu ngực không đúng cách

Bầu ngực là nơi chứa dòng sữa mẹ cung cấp cho bé. Thế nên, vệ sinh thường xuyên bầu ngực là yếu tố rất quan trọng. Điều đó quyết định đến mùi vị của sữa mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc không vệ sinh bầu ngực thường xuyên dễ gây ra nấm mốc, vi khuẩn. Chúng sinh sôi khiến sữa mẹ cũng bị nhiễm khuẩn và có mùi tanh. Chất lượng sữa bị giảm sút gây hại cho sức khỏe của em bé.

Sữa mẹ trữ đông lạnh

Sữa mẹ có chứa enzyme lipase với tác dụng phá vỡ các chất béo trong sữa. Nó giúp bé dễ hấp thu chất dinh dưỡng. Song khi lượng enzyme này gia tăng, nó sẽ khiến sữa mẹ bị tanh như mùi xà phòng. Mặc dù không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, nhưng mùi tanh làm cho bé khó chịu.

Lượng enzyme lipase có xu hướng tăng lên nếu sữa mẹ để ở nhiệt độ thấp. Việc để sữa trong tủ lạnh lâu dễ khiến sữa có mùi. Do đó, các mẹ nên lưu ý bảo quản sữa đông lạnh đúng cách.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sữa mẹ có mùi tanh có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ không?

Để trả lời cho câu hỏi sữa mẹ bị tanh có ảnh hưởng sức khỏe của bé không, trước tiên bạn cần xác định nguyên nhân. Trong trường hợp, sữa mẹ có mùi ngay sau khi vắt ra, mẹ không cần quá lo lắng về chất lượng. Trừ khi mẹ đang dùng thuốc kháng sinh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé bú.

Nếu sữa mẹ có mùi tanh do bảo quản trong tủ lạnh, bạn có thể kiểm tra xem sữa còn hạn sử dụng hay không. Bạn cũng có thể quan sát, nếu không thấy vón cục thì bạn vẫn có thể hâm nóng để cho bé bú như bình thường.

Phải làm gì khi sữa mẹ bị tanh?

Cách khử mùi tanh của sữa tạm thời

Đầu tiên, mẹ nên kiểm tra mùi vị của sữa trước khi đem đông lạnh. Sau đó, mẹ có thể áp dụng những cách khử tanh nhanh chóng như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể áp dụng các phương pháp khử mùi tanh của sữa

  • Lá mít: Sử dụng lá mít để khử mùi tanh của sữa là cách làm hiệu quả. Đối với bé trai, mẹ dùng 7 cái lá mít, còn với bé gái là 9 lá rồi cho vào nồi nước đun sôi. Tiếp theo, mẹ lấy lược nhúng vào nước lá mít, vuốt xuôi bầu ngực của mẹ lúc vừa mới sinh.
  • Búp dứa: Mẹ chuẩn bị búp dứa non, đem rửa sạch. Lưu ý rằng, mẹ chỉ lấy phần búp trắng bên dưới (bỏ phần lá xanh) để thái lựu. Sau đó, mẹ đem nấu với canh xương hoặc hạt lạc.
  • Nấu gạo nếp với hành tím: Mẹ dùng 1 lon gạo nếp để làm xôi. Khi xôi đã chín, mẹ cho thêm 1 củ hành tím đã cắt nhỏ vào nồi xôi rồi xới đều lên và đợi chín. Tiếp theo, mẹ cho xôi vào khăn sữa nhỏ, đắp phủ lên hai bầu ngực để khử bớt mùi tanh của sữa.

Cách khử mùi tanh của sữa lâu dài

Bên cạnh những mẹo khử mùi tanh tạm thời, mẹ nên đồng thời áp dụng các phương pháp mang tính lâu dài như:

  • Thường xuyên vệ sinh bầu ngực: Các chị em cần giữ cho bầu ngực sạch sẽ. Đây là nơi mà con sẽ tiếp xúc trực tiếp khi bú. Mẹ nên dùng nước sạch để vệ sinh, không sử dụng xà phòng hay các chất tẩy.
  • Sử dụng tấm lót sữa: Sau khi sinh, vú mẹ thường tiết ra sữa. Việc sử dụng tấm lót thấm sữa là cần thiết. Mẹ nên giữ cho bầu ngực thoáng và khô ráo. Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến sữa mẹ có mùi tanh.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Xây dựng một chế độ ăn khoa học và hợp lý giúp mẹ duy trì và đảm bảo chất lượng của sữa. Mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin A, E và chất xơ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống nhiều nước khoáng và các đồ uống lợi sữa. Nhờ vậy, lượng sữa sẽ thơm, đặc và nhiều dinh dưỡng hơn. Để hạn chế tình trạng sữa bị tanh, mẹ nên tránh đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ…

Kết

Chất lượng của sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý để đảm bảo về chất lượng và hương vị của sữa. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể đến gặp chuyên gia để được tư vấn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ